5 lý do khiến bạn lúc nào cũng mệt

Cứ mỗi sáng thứ Hai, rất nhiều người trong chúng ta phải vất vả lắm mới có thể ra khỏi giường để đương đầu với một tuần làm việc mới trước mắt. Chúng ta ngáp, chúng ta vặn mình, và chúng ta gà gật. Suốt cả ngày, chúng ta cảm thấy kiệt sức cả về thể chất lẫn tinh thần.

Hội chứng Nỗi buồn đêm Chủ nhật, hoặc thiếu ngủ, không phải là những thứ duy nhất ngốn mất năng lượng của chúng ta - mất ngủ có thể là một dấu hiệu của một số bệnh nghiêm trọng.

Mệt mỏi là một trong những lời than phiền mà các bác sĩ được nghe thấy nhiều nhất. Nó khá phổ biến, với 28% số người nói rằng họ mệt mỏi. Đây có thể là hệ quả của việc tiêu tốn nhiều năng lượng hơn mức chúng ta nhận được, nhưng cũng có thể là dấu hiệu báo động của những tình trạng nghiêm trọng hơn.

Dưới đây là những dấu hiệu của mệt mỏi mà chúng ta không nên bỏ qua.

Chứng ngưng thở lúc ngủ

Cảm giác "mệt muốn chết" có thể là do chúng ta ngáy to như thế nào vào ban đêm. Ngáy là một đặc điểm phổ biến của chứng ngưng thở khi ngủ, xảy ra ở hơn 18 triệu người Mỹ. Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, phổ biến nhất trong ba loại (hai loại kia là ngưng thở khi ngủ trung ương và nghưng thở khi ngủ hỗn hợp) xảy ra khi mô mềm ở thành sau của họng sập xuống và cản trở đường thở, gây khiến chúng ta gián đoạn nhịp thở nhiều lần trong khi ngủ. Đây là tình trạng buồn ngủ quá mức vào ban ngày - khi chúng ta rất dễ ngủ gật kèm theo ngáy to.

Rối loạn này khiến chúng ta không nhận được đủ oxy trong khi ngủ, đó là lý do tại sao chúng ta sẽ không được nghỉ ngơi thật sự trong đêm. Não để ý thấy bạn không loại bỏ CO2 và thường đánh thức bạn dậy một thời gian ngắn trong tình trạng báo động

Thiếu máu

Cảm thấy uể oái, dễ cáu, yếu lả, hoặc khó tập trung có thể là một dấu hiệu của thiếu sắt, hoặc thiếu máu. Rối loạn này khiến máu khó vận chuyển oxy đi khắp cơ thể vì nó làm giảm số lượng tế bào hồng cầu khiến oxy không được cung cấp đủ cho các tế bào để sản sinh năng lượng.

"Khi oxy tới não, các cơ và các cơ quan bị giảm sút, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi", bác sĩ Donnica Moore, chuyên ngành sản phụ khoa và sức khỏe phụ nữ, cho biết.

Luôn cảm thấy mệt mỏi có thể là hậu quả của buồn ngủ, hoặc là dấu hiệu báo động của những tình trạng sức khỏe nghiêm trọng.

Bệnh tuyến giáp

Tuyến giáp đảm đương nhiệm vụ điều hòa sự trao đổi chất của cơ thể, đặc biệt là tốc độ chuyển hóa. Bất cứ điều gì làm giảm sản xuất hoóc môn tuyến giáp sẽ làm giảm sự trao đổi chất để bảo tồn năng lượng, khiến chúng ta luôn cảm thấy mệt mỏi.

Nếu các chất khoáng như magiê, mangan, selen hoặc iốt thấp, tuyến giáp không thể sản xuất đủ hoóc môn và mệt mỏi sẽ xảy ra.

Bệnh tim

Tim bơm máu cho hệ tuần hoàn, vì vậy nếu tim bị tổn thương, nó sẽ không bơm máu hiệu quả hoặc tuần hoàn máu tốt, dẫn đến mệt mỏi. Đây là triệu chứng thường gặp trong suy tim ứ huyết. Gắng sức kém và mệt mỏi là những triệu chứng thường gặp nhất của suy tim.

Kết quả là, cơ thể chuyển hướng máu ra khỏi các khu vực kém quan trọng hơn như chân tay để có thể bảo vệ các cơ quan quan trọng nhất (ví dụ như tim, phổi, não).

Nhiều người bị bệnh tim phải uống thuốc gây tác dụng phụ là mệt mỏi.

Mãn kinh

Phụ nữ đến thời kì mãn kinh thường than phiền về triệu chứng mệt mỏi. Mãn kinh cũng đi kèm với giảm chuyển hóa. Tỷ lệ suy giáp trạng tăng mạnh sau khi mãn kinh, và tiếp tục tăng khi tăng lên.

Thay đổi nồng độ hoóc môn (estrogen, progesterone, tuyến giáp và tuyến thượng thận) mà tất cả đều tham gia điều hòa năng lượng tế bào trong cơ thể, cũng có thể góp phần gây mệt mỏi.

Dân Trí

Nguồn LĐTĐ: http://laodongthudo.vn/5-ly-do-khien-ban-luc-nao-cung-met-43833.html