5 hành động tàn bạo nhất mà Đế quốc Anh từng thực hiện

Một cuộc thăm dò ý kiến mới đây của YouGov cho thấy dư luận Anh nhìn chung rất tự hào về Đế quốc Anh cũng như lịch sử chinh phục thuộc địa của đế quốc.

Một cuộc thăm dò ý kiến mới đây của YouGov cho thấy dư luận Anh nhìn chung rất tự hào về Đế quốc Anh cũng như lịch sử chinh phục thuộc địa của đế quốc.

Theo YouGov, 44% người được hỏi tự hào về lịch sử chủ nghĩa thực dân của Anh. Chỉ có 21% cảm thấy hối tiếc vì những gì đã xảy ra, và 23% còn lại không có ý kiến gì. 43% đánh giá tốt về Đế quốc Anh, 19% phản bác, và 25% không đưa ra ý kiến gì.

Vào thời kỳ đỉnh cao năm 1922, Đế quốc Anh quản lý 1/5 dân số thế giới và sở hữu 1/4 diện tích đất toàn cầu.

Mặc dù những người ủng hộ nói rằng Đế quốc đã mang lại sự phát triển kinh tế tới những vùng đất thuộc quyền kiểm soát, nhưng các nhà phê bình lại lên án những vụ thảm sát, nạn đói và các trại tập trung do Đế quốc Anh dựng nên.

1. Các trại tập trung người Boer

Trong Chiến tranh Boer lần thứ hai (1899-1902), người Anh đã bắt giữ khoảng một phần sáu dân số người Boer (người Phi gốc Hà Lan) – đa phần là phụ nữ và trẻ em – rồi nhốt họ vào các trại tập trung lúc nào cũng đông đúc, thường xuyên xảy ra dịch bệnh, và luôn thiếu thức ăn.

Người châu Phi có vũ trang trong chiến tranh Boer lần thứ hai. (Nguồn: independent.co.uk)

Người châu Phi có vũ trang trong chiến tranh Boer lần thứ hai. (Nguồn: independent.co.uk)

Trong số 107.000 người Boer bị đưa vào các trại tập trung, 27.927 người đã chết, cùng với một số lượng chưa rõ người châu Phi.

2. Cuộc thảm sát Amritsar

Khi những người đấu tranh vì hòa bình chống lại lệnh của chính phủ và biểu tình chống lại sự cai trị thuộc địa của Anh ở Amritsar, Ấn Độ ngày 13/4/1919, họ đã bị dồn lại sau những bức tường của Vườn Jallianwala và bị các binh lính Gurkha xả súng.

Một bức tranh mô tả vụ tảm sát Amritsar. (Nguồn: independent.co.uk)

Những tay súng này, dưới sự chỉ huy của Thiếu tướng Reginald Dyer, đã bắn tới khi không còn một viên đạn, giết chết từ 379 đến 1.000 người biểu tình và khiến 1.100 người khác bị thương chỉ trong 10 phút.

Thiếu tướng Dyer sau đó được dư luận Anh ca tụng như một người anh hùng, và nhận được từ công chúng 26.000 bảng Anh tiền quyên góp như một lời cảm ơn.

3. Chia cắt Ấn Độ

Năm 1947, trong một bữa trưa, luật sư Cyril Radcliffe được giao nhiệm vụ thiết lập biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan vừa mới thành lập.

Sau khi Cyril Radcliffe chia tiểu lục địa dọc theo các biên giới tôn giáo, xóa bỏ gốc rễ của hơn 10 triệu người, người theo đạo Hindu ở Pakistan và người theo đạo Hồi ở Ấn Độ đã buộc phải rời bỏ nhà cửa khi tình hình nhanh chóng phát triển thành xung đột bạo lực.

Luật sư Cyril Radcliffe (1899-1977). (Nguồn: independent.co.uk)

Một số ước tính cho rằng có tới 1 triệu người đã thiệt mạng trong những cuộc giao tranh bè phái này.

4. Cuộc nổi dậy Mau Mau

Hàng nghìn người Kenya cao tuổi, những người khẳng định chủ nghĩa thuộc địa Anh, đã khiến họ bị đối xử tàn tệ, bị cưỡng bức và tra tấn trong cuộc nổi dậy Mau Mau (1951-1960) đã đâm đơn đòi chính phủ Anh bồi thường 200 triệu bảng Anh.

Các thành viên của bộ lạc Kikuyu đã bị giam trong các khu trại tập trung. Ở đó, họ bị tra tấn và tấn công tình dục một cách có hệ thống.

Thổ dân Kenya tại trại tập trung năm 1953. (Nguồn: independent.co.uk)

Ước tính số người chết trong các trại này cũng rất khác nhau: nhà sử học David Anderson cho rằng 20.000 người đã thiệt mạng, trong khi nhà sử học Caroline Elkins lại tin rằng con số lên tới 100.000 người.

5. Nạn đói ở Ấn Độ

Khoảng 12-29 triệu người Ấn Độ đã chết vì đói khi còn chịu sự thống trị của Đế quốc Anh, trong khi hàng triệu tấn lúa mì được xuất khẩu sang Anh bất chấp nạn đói hoành hành.

Năm 1943, có tới 4 triệu người Bengal chết đói khi Winston Churchill ra lệnh chuyển lương thực cho binh lính Anh và các quốc gia như Hy Lạp.

Trẻ em trong nạn đói ở Ấn Độ. (Nguồn: independent.co.uk)

Churchill nói về nạn đói ở Bengal năm 1943 như sau: “Tôi ghét người Ấn Độ. Họ là những kẻ bẩn thỉu với tôn giáo bẩn thỉu. Nạn đói là lỗi của họ, vì đã sinh sản quá nhiều như thỏ”./.

Nguyễn Thị Lan Phương (Vietnam+)

Nguồn VietnamPlus: http://www.vietnamplus.vn/5-hanh-dong-tan-bao-nhat-ma-de-quoc-anh-tung-thuc-hien/388355.vnp