5 điều kiêng kị cho bé sơ sinh mà bà mẹ bỉm sữa nào cũng cần nắm rõ

Làm cha mẹ là điều tuyệt vời nhất trong cuộc đời này. Thế nên bất cứ ông bố bà mẹ nào cũng mong muốn điều tốt lành cho các thiên thần của mình. Vì vậy cần tránh những điều kiêng kị sau cho bé

Sau khi sinh nở, sản phụ cần kiêng gió để tránh bị tà khí xâm nhập. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là họ phải nằm trong một phòng đóng cửa kín mít, che chắn kỹ càng. Không khí tù đọng sẽ làm cho người phụ nữ khó thở, đã yếu lại càng yếu hơn; khiến trẻ sơ sinh hay quấy khóc, chậm lớn và dễ mắc bệnh đường hô hấp.

Sau một cuộc sinh nở đầy khó khăn, người phụ nữ bị suy yếu cả về thể chất và tinh thần. Do bị mất máu nhiều khi vượt cạn và những mệt mỏi trong thời kỳ mang thai, ở sản phụ lúc này, chính khí suy giảm, tâm dịch hao tổn nên tà khí dễ xâm nhập. Việc kiêng cữ là rất cần thiết, song không nên kiêng cữ quá kỹ vì điều đó sẽ gây tác dụng ngược lại, lợi bất cập hại.

1. Những điều kiêng kỵ khi nuôi trẻ sơ sinh

Nhiều mẹ quyết định tập cho bé ngủ trong nôi ngay từ khi còn nhỏ. Điều này là tùy ở mẹ, miễn là mẹ nên dọn dẹp sạch sẽ những vật dụng có trong nôi của con. Những thứ như mền, thú nhồi bông, gối, gối ôm, đồ chơi… rất có thể làm bé bị ngạt thở trong khi ngủ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) mà mẹ khi nuôi con nhỏ cần tránh.

Ảnh minh họa

Những điều kiêng kỵ khi nuôi trẻ sơ sinh còn là để bé tiếp xúc quá lâu dưới ánh nắng mặt trời. Đây là việc không tốt chút nào. Thử hỏi làn da mỏng manh của bé chịu được ánh nắng mặt trời trong bao lâu? Vì thế, trong trường hợp phải ra ngoài lúc trời nắng, mẹ nên cân nhắc đến quần áo dài tay và mũ rộng vành hơn là kem chống nắng nhé!

Đặc biệt, điều cần tránh khi nuôi con nhỏ chính là thói quen cắt lễ khi trẻ bệnh. Cắt lễ rất phản khoa học, không chỉ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt là viêm gan siêu vi, HIV, còn gây chảy máu không cầm rất nguy hiểm. Cắt lễ không có tác dụng gì cho việc điều trị bệnh cho em bé.

Và còn một điều kiêng kỵ cơ bản nhất mà các mẹ hay mắc phải, đó là quấn bé quá chặt từ nhỏ. Em bé vừa được sinh ra, nhiều bà mẹ thường dùng vải, chăn quấn chặt tay chân và quanh người bé vì sợ bé giật mình hay khi lớn lên chân bị vòng kiềng… Thực ra cách làm này cũng rất phi khoa học. Những lớp vải quấn chặt sẽ khiến em bé không được tự do hoạt động, hít thở khó hơn, đồng thời còn cản trở quá trình trao đổi chất của da và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của hệ thống thần kinh.

Trên đây là những điều kiêng kỵ khi nuôi trẻ sơ sinh mà các mẹ cần lưu ý. Sở hữu những kiến thức đúng chuẩn, “có kiêng có lành” sẽ giúp mẹ an tâm nuôi bé khỏe mạnh.

2. Khách đến thăm trẻ, không được khen bé đẹp, mập hay nặng cân. Khen như vậy bị coi là quở, làm cho trẻ suy sút, đau ốm.

Không đưa con qua cửa sổ cho người khách bồng bế. Sợ sau lớn lên nó sẽ làm nghề trộm cắp

3. Nếu trẻ khóc liên miên và dữ dội, người xưa cho là đau bão, phải mượn người nhổ bão trên đầu người mẹ của trẻ, khi đang ôm con ép vào bụng. Tức là giật những sợi tóc quấn lại với nhau thành từng mớ trên đầu người mẹ.

Mỗi khi con hắt hơi thì chúc “Sống lâu trăm tuổi” để cầu phúc cho con sống khỏe mạnh, chóng lớn.

4. Không kể chuyện buồn

Một số người có thói quen đến thăm trẻ sơ sinh nhưng lại tranh thủ tâm sự, kể chuyện buồn cho mẹ bé nghe. Đặc biệt, những câu chuyện liên quan tới mẹ.

Ảnh minh họa

Việc làm này chỉ khiến các mẹ sau khi vừa sinh bị suy sụp tinh thần, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ. Nguy hiểm hơn, một số mẹ mắc bệnh tim, hen suyễn có thể bị ngất, nguy hiểm tới tính mạng. Do đó, nếu đến thăm trẻ sơ sinh, tuyệt đối chỉ nói chuyện vui vẻ để khích lệ tinh thần mẹ và bé sau sinh.

- Không đến thăm bé khi mình đang bị ốm: Nếu bạn đang ốm chẳng hạn như bị cảm cúm thì tuyệt đối không nên đến thăm bé. Vì sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn rất yếu, rất dễ bị lây vi rút cảm cúm từ bạn. Hãy đến thăm bé khi bạn cảm thấy sức khỏe và tinh thần khỏe mạnh nhất.

5. Không treo đặt những hình ảnh đáng sợ trong phòng bé

Trong phòng của trẻ sơ sinh tuyệt đối không được treo, đặt các bức tranh có hình tượng quái dị hung ác. Khi bé lớn, nếu bé tự ý treo cần phân tích cho bé hiểu và bỏ đi để nuôi dưỡng sự thiện tâm và tránh trường hợp bé vô tình bị ảnh hưởng tính nóng nảy và hung ác.

*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo

Diệp An (t/h)/Khoevadep

Nguồn Phụ Nữ Today: http://phunutoday.vn/5-dieu-kieng-ki-cho-be-so-sinh-ma-ba-me-bim-sua-nao-cung-can-nam-ro-d124113.html