45 năm sự kiện Tết Mậu Thân: Còn mãi với lịch sử

Phóng viên<em> Vietnam+ </em> phỏng vấn người đã thực hiện luận án  'Cuộc Tổngtiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 tại miền Nam Việt Nam.' <br>

Đã 45 năm trôi qua kể từ khi nổ ra cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thânnăm 1968 nhưng thời gian không hề làm cho sự kiện lịch sử trọng đại này bị lãngquên mà nó vẫn luôn sống động trong ký ức mỗi người dân Việt Nam. Không nhữngvậy, nó còn là mảng đề tài lôi cuốn giới chính trị, quân sự, sử học, báo chí...

Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc gặp gỡ, phỏng vấn người đã thực hiệnvà bảo vệ thành công xuất sắc luận án Phó tiến sỹ khoa học lịch sử "Cuộc Tổngtiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 tại miền Nam Việt Nam" - Đại tá, Phó giáosư, tiến sỹ Hồ Khang (Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam).

Bước ngoặt quyết định

- Thưa Đại tá, Phó giáo sư, tiến sỹ Hồ Khang, như giáo sư sử họcGabriel Kolko từng nhận định trong tác phẩm “Giải phẫu một cuộc chiến tranh” thìsự kiện lịch sử Tết Mậu Thân là sự kiện trọng đại nhất và phức tạp nhất của cuộcchiến giữa Mỹ và nhân dân Việt Nam, đề nghị ông có giải đáp về nhận định đó?

Phó giáo sư, tiến sỹ Hồ Khang: Đúng vậy, nhiều cuộc hội thảo khoahọc, nhiều cuốn sách, bài báo và công trình biên khảo,... vẫn đang muốn đi sâuhơn vào sự kiện lịch sử này nhằm tìm hiểu, đánh giá về vị trí, vai trò của cuộcTổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân, tại sao nó xảy ra, xảy ra như thế nào,và vì sao nó đã gây chấn động mạnh ngay giữa lòng nước Mỹ.

Dù vậy, từ nghiên cứu cá nhân tôi, tôi thấy rằng, sự kiện Tết 1968 có thểcoi là “bước ngoặt quyết định” của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, làm thayđổi hoàn toàn tương quan chính trị-quân sự trên chiến trường miền Nam, đẩy Mỹvào tình thế không thể khác được và đặt ra những xu hướng không thể thay đổi củacuộc chiến. Một sự kiện lịch sử có tính bước ngoặt như thế luôn phức tạp và đâỳtranh cãi.

Quả thật, độ lùi thời gian cùng tư liệu từ nhiều nguồn mới xuất hiện, mơíđược công bố đã giúp cho chúng ta hôm nay có thêm cơ sở để nhìn nhận, phân tích,lý giải, đánh giá và làm sáng tỏ hơn, đầy đủ hơn, đúng đắn hơn và do đó có sứcthuyết phục hơn về cuộc Tổng tiến công bất ngờ, táo bạo này.

- Sau "Tết Mậu Thân," đã có nhiều cuộc thảo luận trong giới quân sự,đánh giá khá gay gắt về sự thành hay bại, được hay chưa được của sự kiện này.Xin ông đưa ra những đánh giá đã được thừa nhận và đồng tình nhất?

Phó giáo sư, tiến sỹ Hồ Khang: Chủ trương lớn mà Hội nghị Ban Chấphành Trung ương Đảng lần thứ 13 (tháng 1 năm 1967) đề ra là: Đã đến lúc, trên cơsở những thắng lợi của ta và thất bại của địch, chúng ta có thể và cần phải chủđộng bước vào một giai đoạn mới của cuộc chiến vừa đánh vừa đàm.

Nghiên cứu kỹ một số bài nói, bài viết của các đồng chí lãnh đạo cao cấpcủa Đảng, Nhà nước và Quân đội lúc bấy giờ, chúng tôi đã nhận ra ở đây những tưtưởng chủ đạo mà nổi bật là "Ta biết thắng Mỹ vừa với sức ta."

Cần phải khẳng định rằng, bằng đòn tiến công Tết Mậu Thân 1968, quân vàdân ta trên chiến trường miền Nam ngày đó đã đưa chiến tranh vào sâu trong hâụphương, hậu cứ đối phương; tiêu diệt và tiêu hao nhiều sinh lực và phương tiệnchiến tranh;

Thực tế, tiến công đã làm đảo lộn thế trận chiến lược của địch trên khắpchiến trường; ghìm chặt một đội quân đông hơn 1 triệu 30 vạn tên được "trang bịtới tận răng" vào mặt trận đô thị; tạo điều kiện và thời cơ cho quân và dân tađẩy mạnh tiến công và nổi dậy mạnh mẽ, giải phóng nhiều vùng nông thôn rộng lớn.

Nỗi kinh hoàng của giới lãnh đạo Mỹ trước đòn tấn công Tết Mậu Thân cảtrên chiến trường và ở ngay giữa lòng nước Mỹ. Đòn Tết Mậu Thân chẳng những ngaytừ đầu đã giành được yếu tố bất ngờ, đánh mạnh vào những nỗ lực chiến tranh củaMỹ mà còn quan trọng là ở chỗ chỉ sau khi bị thất bại về quân sự trên chiếntrường, Mỹ mới buộc phải chuyển giao gánh nặng chiến tranh lên vai chính quyềnSài Gòn.

Kết quả là Mỹ buộc phải đơn phương ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam. Nhântố có ý nghĩa quyết định nằm sâu trong ý đồ chiến lược của chúng ta: bằng mọigiá phải kéo Mỹ xuống thang, buộc chúng ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Hôịnghị Paris.

Thế trận của lòng dân

- Thưa đại tá, để tiến công vào hệ thống dinh lũy của đối phương, chúngta phải giải quyết một loạt vấn đề thuộc về nghệ thuật tiến công, nghệ thuật bàybinh, bố trận. Nhưng điều thành công nổi bật là gì?

Phó giáo sư, tiến sỹ Hồ Khang: Đó là thành công của sự đồng lòngnhất trí. Từ những địa phương, đơn vị vũ trang, những tổ đội biệt động, nhữngchiến sĩ bình thường tới những người dân một lòng trung trinh bằng trí thôngminh, lòng quả cảm. Chúng ta với khát vọng cháy bỏng mong ngày hòa bình sớm đếntrên quê hương điêu tàn vì bom đạn địch đã biến điều tưởng như không thể trởthành có thể.

Khi ấy, miền Bắc dồn sức chi viện sức người, sức của cho chiến trường.Tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn nhanh chóng mở rộng, tăng sức vận chuyển.Miền Nam khẩn trương chuẩn bị thế trận và lực lượng, hình thành các phương áncông kích về quân sự và nổi dậy của quần chúng.

Có thể nói, đến trước ngày cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân nổra, phía Mỹ vẫn hoàn toàn lạc hướng trong việc phán đoán ý đồ thực sự và hướngtiến công chiến lược của ta. Ngay cả các sĩ quan tình báo trong Bộ chỉ huy quânsự Mỹ sau này cũng đã phải thừa nhận rằng, nếu như lúc đó, họ nắm được toàn bộkế hoạch của cuộc Tổng tiến công đi nữa, thì họ cũng sẽ "không thể nào tin được"bởi quả thật, họ không sao hiểu nổi "bản chất" của hành động này.

Hoạt động tiến công và nổi dậy của ta mạnh mẽ, đồng loạt, rộng khắp củaquân và dân ta trên chiến trường dịp Xuân Mậu Thân 1968. Trong khi đó, địch ứngphó lúng túng, bị động thoạt đầu và sự phản kích điên cuồng sau đó trên mặt trậnđô thị, vùng ven, vùng nông thôn đồng bằng...

Nổi bật trong mùa Xuân 1968 là sự đồng thuận, giúp đỡ, ủng hộ, ôm bọc, chởche, là tấm lòng kiên trung với cách mạng của người dân đô thị, vùng ven, vùngtạm chiếm, vùng tranh chấp giành cho những người lính Quân giải phóng. Bên cạnhđó là sự tham gia tích cực bằng nhiều hình thức như tải đạn, tiếp lương, dẫnđường, che giấu bộ đội, cứu chữa thương binh, truy lùng ác ôn, đề điệp của ngươìdân sống trong vùng Mỹ và chính quyền Sài Gòn kiểm soát.

Việc nhiều sư đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn rời căn cứ, qua bao xóm làng,đồng ruộng, sông suối để ém sát các vùng ven đô, các mục tiêu trong nội đô màkhông một người dân nào báo cho chính quyền Sài Gòn biết chẳng những đảm bảo chosự bất ngờ của đòn tiến công mà còn là một nhân tố khiến giới lãnh đạo nước Mỹngày đó nản lòng. Qua thực tế này, họ nhận thấy "dân chúng miền Nam ủng hộ kẻthù của Mỹ và chính quyền Sài Gòn".

Quả thật, nếu không có nhân dân, không có thế trận lòng dân như thế, thìkhông thể tiến công theo kiểu Tết Mậu Thân 1968; không thể tạo ra và nhân lêntác động rộng lớn cùng những âm hưởng của cuộc tiến công này ở ngay giữa lòngnước Mỹ bên kia Thái Bình Dương.

Kỷ niệm 45 năm sự kiện lịch sử Tết Mậu Thân, chúng ta một lần nữa khẳngđịnh sự kiện lịch sử trọng đại này đã thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng vàBác Hồ cũng như bản lĩnh và trí tuệ của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Chúng tasẵn sàng đầy đủ về lý luận và thực tiễn để phản bác những luận điểm xuyên tạcphủ nhận giá trị, ý nghĩa của sự kiện lịch sử này.

- Xin cảm ơn Đại tá./.

Kim Anh (Vietnam+)

Nguồn TTXVN: http://www.vietnamplus.vn/home/45-nam-su-kien-tet-mau-than-con-mai-voi-lich-su/20132/182172.vnplus