3 nhóm giải pháp cân đối ngân sách

Tân Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trong bài trả lời phỏng vấn Cổng thông tin điện tử Chính phủ cho biết, cân đối ngân sách sẽ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và khó khăn khi ông tiếp quản chiếc ghế "nóng" - quản lý ngân khố quốc gia từ người tiền nhiệm Vương Đình Huệ.

Tân Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng.

(eFinance Online) - Tân Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trong bài trả lời phỏng vấn Cổng thông tin điện tử Chính phủ cho biết, cân đối ngân sách sẽ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và khó khăn khi ông tiếp quản chiếc ghế "nóng" - quản lý ngân khố quốc gia từ người tiền nhiệm Vương Đình Huệ.

Trước tình hình thu NSNN 2013 gặp nhiều khó khăn, dự báo khả năng thu ngân sách năm 2013 khó đạt được như dự toán. Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho rằng, phải cần có thêm thời gian để đánh giá nhằm đề ra các phương án tính toán, các kịch bản có thể xảy ra về khả năng thực hiện các chỉ tiêu chính như GDP, thu - chi ngân sách, bội chi ngân sách… để báo cáo với Quốc hội.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đưa ra 3 nhóm giải pháp chính để phấn đấu thực hiện mục tiêu cân đối ngân sách năm 2013. Trước hết là nhóm giải pháp chống thất thu ngân sách. Cụ thể, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm toán để chống thất thu ngân sách Nhà nước; Xử lý nghiêm việc trốn thuế, nợ đọng thuế, kiểm tra chống các hành vi chuyển giá, buôn lậu, tăng cường chế tài thực thi nghiêm pháp luật về thuế.

Thứ hai là tiết kiệm chi. Phải mạnh dạn và kiên quyết cắt bỏ các khoản chi không thực sự cần thiết, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, tham nhũng trong chi tiêu ngân sách. Đương nhiên vẫn nỗ lực để đảm bảo các khoản chi trong dự toán được duyệt.

Thứ ba là giải pháp để kích thích tiêu dùng, kích thích sản xuất kinh doanh, tiến tới tạo đà tăng trưởng kinh tế. Việc rà soát tình hình thực hiện các chính sách giãn, hoãn, miễn giảm thuế là rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Từ đó có thể xem xét tỷ lệ động viên phù hợp để nuôi dưỡng nguồn thu, kích thích sản xuất kinh doanh phát triển, đảm bảo cân đối ngân sách.

"Tóm lại, dù trong bối cảnh nào thì ngành Tài chính cũng cần phải quyết tâm cao nhất để thực hiện với kết quả cao nhất dự toán NSNN năm 2013 đã được Quốc hội phê chuẩn. Đồng thời, cần tiếp tục đề xuất các giải pháp thực hành tiết kiệm chống lãng phí", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bàn về giảm chi NSNN, chống lãng phí, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho rằng,cần rà soát các nhiệm vụ chi thường xuyên. Ưu tiên chi cho con người (lương và tính chất lương); các khoản chi đảm bảo hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị, các khoản chi an sinh xã hội, chi đầu tư các công trình quan trọng.

Triệt để tiết kiệm, không ban hành chính sách chế độ mới làm tăng chi ngân sách nhà nước. Cắt giảm hoặc lùi thời gian các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, các khoản chi mua sắm trang thiết bị, ô tô. Hạn chế tối đa hội nghị, hội thảo quốc gia, lễ khởi công, khánh thành, công bố quyết định… Bộ Tài chính đề nghị tiết giảm tối thiểu 20% chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu… Tiết kiệm tối thiểu 30% dự toán kinh phí đã phân bổ cho các nhiệm vụ chi như lễ hội, tiếp khách, hội nghị, hội thảo, đi công tác nước ngoài…

Thực hiện cắt giảm dự toán chi, thu hồi bổ sung nguồn dự phòng ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đối với vốn đầu tư và kinh phí đầu tư đã giao trong dự toán 2013 của Bộ, cơ quan trung ương và địa phương đến 30/6 chưa phân bổ hoặc phân bổ không đúng qui định. Vốn đầu tư thuộc kế hoạch 2013 đến 30/6 chưa triển khai thực hiện và các khoản vốn, kinh phí đơn vị sử dụng sai qui định.

(Nam Phương)

Trước tình hình thu NSNN 2013 gặp nhiều khó khăn, dự báo khả năng thu ngân sách năm 2013 khó đạt được như dự toán. Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho rằng, phải cần có thêm thời gian để đánh giá nhằm đề ra các phương án tính toán, các kịch bản có thể xảy ra về khả năng thực hiện các chỉ tiêu chính như GDP, thu - chi ngân sách, bội chi ngân sách… để báo cáo với Quốc hội.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đưa ra 3 nhóm giải pháp chính để phấn đấu thực hiện mục tiêu cân đối ngân sách năm 2013. Trước hết là nhóm giải pháp chống thất thu ngân sách. Cụ thể, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm toán để chống thất thu ngân sách Nhà nước; Xử lý nghiêm việc trốn thuế, nợ đọng thuế, kiểm tra chống các hành vi chuyển giá, buôn lậu, tăng cường chế tài thực thi nghiêm pháp luật về thuế.

Thứ hai là tiết kiệm chi. Phải mạnh dạn và kiên quyết cắt bỏ các khoản chi không thực sự cần thiết, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, tham nhũng trong chi tiêu ngân sách. Đương nhiên vẫn nỗ lực để đảm bảo các khoản chi trong dự toán được duyệt.

Thứ ba là giải pháp để kích thích tiêu dùng, kích thích sản xuất kinh doanh, tiến tới tạo đà tăng trưởng kinh tế. Việc rà soát tình hình thực hiện các chính sách giãn, hoãn, miễn giảm thuế là rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Từ đó có thể xem xét tỷ lệ động viên phù hợp để nuôi dưỡng nguồn thu, kích thích sản xuất kinh doanh phát triển, đảm bảo cân đối ngân sách.

"Tóm lại, dù trong bối cảnh nào thì ngành Tài chính cũng cần phải quyết tâm cao nhất để thực hiện với kết quả cao nhất dự toán NSNN năm 2013 đã được Quốc hội phê chuẩn. Đồng thời, cần tiếp tục đề xuất các giải pháp thực hành tiết kiệm chống lãng phí", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bàn về giảm chi NSNN, chống lãng phí, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho rằng,cần rà soát các nhiệm vụ chi thường xuyên. Ưu tiên chi cho con người (lương và tính chất lương); các khoản chi đảm bảo hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị, các khoản chi an sinh xã hội, chi đầu tư các công trình quan trọng.

Triệt để tiết kiệm, không ban hành chính sách chế độ mới làm tăng chi ngân sách nhà nước. Cắt giảm hoặc lùi thời gian các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, các khoản chi mua sắm trang thiết bị, ô tô. Hạn chế tối đa hội nghị, hội thảo quốc gia, lễ khởi công, khánh thành, công bố quyết định… Bộ Tài chính đề nghị tiết giảm tối thiểu 20% chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu… Tiết kiệm tối thiểu 30% dự toán kinh phí đã phân bổ cho các nhiệm vụ chi như lễ hội, tiếp khách, hội nghị, hội thảo, đi công tác nước ngoài…

Thực hiện cắt giảm dự toán chi, thu hồi bổ sung nguồn dự phòng ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đối với vốn đầu tư và kinh phí đầu tư đã giao trong dự toán 2013 của Bộ, cơ quan trung ương và địa phương đến 30/6 chưa phân bổ hoặc phân bổ không đúng qui định. Vốn đầu tư thuộc kế hoạch 2013 đến 30/6 chưa triển khai thực hiện và các khoản vốn, kinh phí đơn vị sử dụng sai qui định.

(Nam Phương)

Nguồn eFinance: http://www.taichinhdientu.vn/home/3-nhom-giai-phap-can-doi-ngan-sach/20135/129473.dfis