25 cuốn sách quản trị kinh doanh có ảnh hưởng nhất (P2)

(NDHMoney) Các cuốn sách của Peter Drucker, Peter Senge, Michael E. Gerber, Eliyahu Goldratt, Marcus Buckingham và Curt Coffman...

>> Phần 1 The E-Myth Revisited: Why Most Small Business Don't Work and What to Do about It (Tạm dịch: Xem lại những lầm tưởng về kinh doanh: Tại sao hầu hết các doanh nghiệp nhỏ hoạt động không hiệu quả và cách khắc phục, 1985), tác giả: Michael E. Gerber Khái niệm "E-Myth, Entrepreneurial myth", hay những lầm tưởng về kinh doanh, thường được nhắc đến khi những người nhân viên giỏi, những người có năng lực chuyên môn tốt thường thất bại khi mở doanh nghiệp và tự làm ông chủ. Gerber đã xua tan những vấn đề như vậy bằng cách chỉ rõ rằng ngoài việc là một nhân viên giỏi, chủ doanh nghiệp thành công phải là người quản lý giỏi (người vượt trội trong việc hệ thống lại bộ máy tạo ra lợi nhuận của công ty) và là một doanh nhân giỏi (người có tầm nhìn cho tương lai của công ty). The Essential Drucker (Tạm dịch: Khái quát về Peter Drucker, 2001), tác giả: Peter Drucker Trong suốt sự nghiệp kéo dài gần 60 năm trước khi qua đời vào năm 2005 ở tuổi 95, Peter Drucker gần như "đơn thương độc mã" phát minh ra các lý thuyết về quản lý. Là nhà viết sách, nhà tư vấn quản lý và giáo sư đại học, ông đã viết 35 cuốn sách trong đó 15 cuốn về quản lý, 16 cuốn về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, 2 cuốn tiểu thuyết và 1 cuốn tự truyện. Để có thể bắt đầu tốt nhất với việc lựa chọn nên đọc tác phẩm nào, bạn cần tham khảo "The Essential Drucker", bộ sưu tập 26 điểm mạnh mà Drucker tự lựa chọn vào năm 2001 như một đại diện về chính đời sống công việc của ông. The Fifth Discipline: The Art and Practice of the Learning Organization (Nguyên Lý Thứ Năm - Nghệ Thuật Và Thực Hành Tổ Chức Học Tập, 1990), tác giả: Peter Senge Rất nhiều cuốn hướng dẫn quản lý được xây dựng xung quanh các nghiên cứu tình huống hoặc phân tích dữ liệu. Tuy nhiên ý tưởng phát triển cuốn sách này lại đến với Peter Senge vào một buổi sáng khi đang ngồi thiền. Senge là người sáng lập ra Trung tâm Học tập cho tổ chức tại trường quản trị Sloan thuộc MIT, ông đã phát triển 5 nguyên lý thiết yếu của một "tổ chức học tập", liên tục cải thiện (và vẫn cạnh tranh) bằng cách giúp nhân viên của mình học tập. 4 nguyên lý đầu đánh giá về việc phát triển sự tập trung cá nhân, xây dựng một tầm nhìn chung và giao tiếp như một đội. Nhưng trung tâm của cuốn sách nằm ở nguyên lý thứ 5, được gọi là "tư duy hệ thống", bao gồm việc phân tích hệ thống các mối quan hệ phức tạp của hệ thống và loại bỏ những trở ngại để đi đến việc học tập chính xác. First, Break All the Rules (Đầu tiên, hãy phá bỏ mọi quy tắc, 1999), tác giả: Marcus Buckingham và Curt Coffman "First, break All the Rules" khuyến khích các nhà quản lý cá nhân hóa và thoát khỏi những tư duy truyền thống. Hai nhà tư vấn của Gallup là Buckingham và Coffman đã thu thập phản hồi từ hơn 80 nghìn cuộc phỏng vấn để xác định rằng các nhà quản lý tốt nhất là những "nhà cách mạng" khi đã biết cách sử dụng đúng người đúng việc, đưa nhân viên đến với công việc yêu thích nhất của họ. Một trong những bài học của cuốn sách này là: Hãy đối xử với nhân viên một cách cá nhân hóa, thiết lập các công việc và hiệu quả cụ thể, tập trung vào thế mạnh của nhân viên thay vì gọi ra điểm yếu của họ. The Goal (Mục tiêu, 1984), tác giả Eliyahu Goldratt Cuốn sách này thực sự không bình thường giữa hàng loạt những cuốn sách về quản trị doanh nghiệp vì ít nhất hai lý do. Đầu tiên, Goldratt không phải là một người khổng lồ của ngành công nghiệp, một giáo sư đại học, hay thậm chí là một nhà tư vấn... ông ấy là một nhà vật lý học. Thứ hai, "The goal" là một cuốn tiểu thuyết. Nội dung tiểu thuyết xoay quanh nhân vật Alex Rogo, một quản lý sản xuất mang trọng trách cứu sống một nhà máy đang bị thua lỗ. Ngoài ra, Rogo còn phải tìm ra phương cách để có thể cứu vãn cuộc hôn nhân đang trên đà tan vỡ của mình. Trong tình thế đó, Rogo phát hiện ra “Phương pháp Socrates” và sử dụng nó để giải quyết ổn thỏa chuyện hôn nhân. Sau đó, ông áp dụng phương pháp này cho đội ngũ nhân viên tại nhà máy và nhanh chóng cùng họ tìm ra giải pháp. “Lý thuyết về những hạn chế” (Theory of Constraints) cũng được Goldratt lý giải rõ ràng trong The Goal. Theo lý thuyết này, “sức bền của một dây xích chính là sức bền của mắc xích yếu nhất”. Sức mạnh tập thể sẽ phụ thuộc vào mỗi cá nhân, cũng như sự vận hành trơn tru của hệ thống sẽ phụ thuộc vào mỗi bộ phận riêng lẻ.

Nguồn NDH: http://ndhmoney.vn/web/guest/tai-chinh-ca-nhan/dau-tu-ca-nhan/cam-nang/view/-/journal_content/25-cuon-sach-quan-tri-kinh-doanh-co-anh-huong-nhat-p2