21h00 ngày 25/6, Uruguay – Hàn Quốc: Cuộc chiến của lòng tự hào

Các cầu thủ Uruguay sẽ nhớ lại rằng thế hệ cha ông của họ đã đứng trên đỉnh thế giới vào kỳ World Cup 1930 và 1950 như thế nào, còn với Hàn Quốc, họ sẽ chiến đấu với niềm tự hào châu Á, một châu lục mà trên bản đồ bóng đá thế giới chỉ là khu vực nhược tiểu trong lịch sử World Cup.

Nam Mỹ xâm chiếm thế giới Người Nam Mỹ đang phủ bóng lên toàn thế giới. Sánh ngang Brazil và Argentina, Uruguay đứng đầu bảng đấu của họ, khẳng định một vị trí vững chắc trong “đội hình” của hạm đội Nam Mỹ thiện chiến ở giải lần này. Tính đến thời điểm này, những gì mà người Uruguay làm được đã vượt trội đáng kể thành tích của họ ở World Cup trong vòng… 40 năm qua. Kể từ VCK 1974 cho đến trước World Cup 2010, Uruguay mới giành được vỏn vẹn một chiến thắng trong tổng cộng 14 trận đã đấu trước đó. Tại Nam Phi, Uruguay vẫn đang bất bại sau 3 trận, thắng 2, hòa 1 và kết thúc vòng bảng bằng thắng lợi tuyệt đối 3-0 trước chủ nhà Nam Phi. Uruguay sẵn sàng tiếp nối những giấc mơ, Ảnh Getty Người Nam Mỹ lại “phân nhánh” 2 trường phái ở giải đấu năm nay: Argentina và Chile ồ ạt tấn công, còn Brazil và Uruguay pha trộn thêm đậm đà chất kỷ luật châu Âu và trở nên rắn rỏi hơn rất nhiều. Đặc biệt, Uruguay vẫn đang giữ sạch lưới với một hệ thống phòng ngự khá an toàn của Oscar Tabrez: Ông thường xuyên sắp xếp 3 trung vệ, cặp chơi cánh cũng tùy tình hình có thể lùi sâu và nâng số lượng hậu vệ lên đến 5 người, chưa kể Viveros thường xuyên chơi sát hàng thủ để hỗ trợ ngay khi cần thiết. Trên hàng công, với Forlan và những tiền đạo có phong cách rất đa dạng như Suarez, Cavani, hay Abreu, tính sát thương của Uruguay là rất đáng gờm. Châu Á vươn mình Sau 8 năm kể từ thời điểm Guus Hiddink đem đến phép màu tại VCK World Cup tổ chức ở trên sân nhà (Hàn Quốc đồng đăng cai với Nhật Bản), Park Ji-sung và các đồng đội tiếp tục đem tinh thần của “đệ tứ anh hào 2002” đến Nam Phi 2010. Khi Hàn Quốc và Nhật Bản vươn lên trong cuộc chiến sinh tồn khắc nghiệt ở vòng bảng mà không có lợi thế từ khán giả nhà và tiếng còi méo của các trọng tài như 8 năm về trước, rõ ràng tầm vóc của bóng đá châu Á đã được nâng lên một bậc. Điểm mạnh nhất của Hàn Quốc 8 năm trước – thể lực – lại đóng vai trò rất mờ nhạt ở VCK năm nay (hãy nhớ lại rằng Nigeria đã “quần” cho Hàn Quốc mệt lử trong 15 phút cuối trận thế nào). Thế nhưng kỹ thuật và tư duy tổ chức của các đại diện châu Á đã tiến bộ khá nhanh và giúp họ tiếp cận được không khí của những trận đấu đỉnh cao ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Hạn chế của Hàn Quốc là kinh nghiệm: Trừ Park Ji-Sung thường xuyên được cọ xát ở môi trường châu Âu, phần lớn các cầu thủ trong đội hình của họ đều chơi bóng ở trong nước (ngay cả Park cũng là một cầu thủ chơi dựa nhiều vào sức lực, chứ không phải sự tinh quái và từng trải), và đội ngũ ấy đã bộc lộ sự ngây thơ (sai lầm dẫn đến bàn thua thứ 2 trong trận gặp Nigeria) trong một số thời điểm phải chịu sức ép. Uruguay, với sự tinh quái và chất kỹ thuật trong lối chơi, là một khắc tinh thật sự với Hàn Quốc, thậm chí đại diện châu Á có thể thua đậm, nếu họ vẫn giữ sự ngây thơ như trong trận gặp Nigeria. Thế nhưng dù thế nào, họ và Nhật Bản đã không làm hổ danh lá cờ châu Á, như cái cách mà Triều Tiên đã sụp đổ ở 2 trận cuối cùng. Dự đoán: 2-1 Lực lượng: 2 bên đầy đủ lực lượng Đội hình dự kiến Uruguay: Muslera; M. Pereira, Lugano, Godin, Fucile; Perez, Arevalo, A. Pereira; Forlan; Suarez, Cavani Hàn Quốc: Jung Sung-Ryong; Cha Du-Ri, Cho Yong-Hyung, Lee Jung-Soo, Lee Young-Pyo; Park Ji-Sung, Kim Jung-Woo, Ki Sung-Yong, Lee Chung-Yong; Park Chu-Young, Lee Dong-Guk 20 Sau 20 năm, kể từ Italia 90, Uruguay mới lọt được vào vòng 1/8. Thành tích tốt nhất của họ trong 40 năm trở lại là lọt vào bán kết World Cup 1970 7 Đây là lần thứ 7 liên tiếp Hàn Quốc dự VCK World Cup, và trong số đó, có đến 5 lần họ không thể vượt qua vòng bảng. Kể từ năm 2002, khi Hàn Quốc lọt vào đến bán kết, đây là lần đầu tiên cho họ có mặt ở vòng 1/8 Ký ức Udine Tính đến trước World Cup 2010, Uruguay mới giành duy nhất 1 chiến thắng ở một VCK World Cup trong vòng 40 năm qua. Trận đó diễn ra ở vòng bảng Italia'90, trước... Hàn Quốc. Đó là ngày 21/6/1990 ở Udine, tiền đạo Daniel Fonseca đã ghi bàn duy nhất ở phút 45 giúp Uruguay đoạt vé đi tiếp với tư cách là 1 trong 4 đội xếp thứ 3 có thành tích tốt nhất (ở bảng này thì họ đã thua Bỉ, hòa TBN). Thời đó, World Cup chỉ gồm 24 đội (chia thành 6 bảng, 6 đội nhất, 6 đội nhì cùng 4 đội thứ 3 có thành tích tốt nhất được vào vòng 1/8) và mỗi trận thắng được tính 2 điểm. Tại Mexico'86, Uruguay thậm chí chỉ hòa 2 trận vòng bảng đồng thời để thua Đan Mạch tới 1-6, nhưng cũng vẫn giành vé vào vòng 1/8, trước khi để thua Argentina của Maradona 0-1. Còn tại lần gần nhất mà Uruguay lọt vào VCK, năm 2002, họ bị loại ngay sau vòng bảng khi để thua Đan Mạch, chỉ hòa Pháp và Senegal. Ban Cầm

Nguồn TT&VH: http://thethaovanhoa.vn/129n20100626100911646t0/21h00-ngay-256uruguayhan-quoc-cuoc-chien-cua-long-tu-hao.htm