20 nhà vật lý đã làm thay đổi hoàn toàn cách chúng ta nhìn thế giới

Bằng những khám phá và ý tưởng tuyệt vời của mình, các nhà vật lý đã giúp thay đổi cách nhìn thế giới cũng như thúc đẩy sự phát triển của toàn nhân loại.

Thế giới xung quanh với biết bao điều kỳ bí. Từ những thứ đơn giản như quả táo rơi, chuyển động giữa các hành tinh và ngôi sao, cho tới những thứ mắt người không thể nhìn thấy như nguyên tử, các hạt sơ cấp.

Những khám phá của các nhà khoa học đã làm thay đổi nhận thức về thế giới

Vật lý học giúp con người khám phá vạn vật xung quanh. Những lỗ đen siêu lớn hình thành ở trung tâm các thiên hà hay các nguyên tố tạo nên sự sống trên Trái đất. Thậm chí, ngay giữa khoảng không bao la tưởng chừng như trống rỗng lại tồn tại thứ gì đó chúng ta chưa hoàn toàn hiểu hết bản chất nhưng đủ nhận thấy sự hiện diện.

Dưới đây là 20 nhà vật lý mà những lý thuyết, ý tưởng và khám phá của họ đã giúp ta có cuộc cách mạng về tầm hiểu biết thế giới.

Galileo Galilei (1564-1642), được cho là người đặt nền móng cho cách mạng khoa học của thế giới, nổi tiếng với những khám phá về chuyển động. Những năm 1630, ông đã phát hiện ra rằng, những vật rơi tự do đều có gia tốc tương tự nhau không đổi.

Galileo Galilei (1564-1642)

Dựa trên những gì Galileo khám phá về chuyển động, Isaac Newton (1643-1727) đã nêu ra 3 định luật về chuyển động (định luật Newton) và vạn vật hấp dẫn năm 1687, tạo tiền đề cho cơ học cổ điển. Một trong những ý tưởng mang tính cách mạng của ông là chuyển động giữa các hành tinh có cùng quy luật vật lý với chuyển động của các vật trên Trái đất.

Isaac Newton (1643-1727)

Michael Faraday (1791-1867) nổi tiếng với những công trình trong lĩnh vực điện, từ trường. Năm 1831, ông phát hiện ra cảm ứng điện từ. Tới năm 1839, Faraday nêu ra mối quan hệ cơ bản giữa điện và từ trường. Ông đặt nền móng cho công nghệ động cơ điện và thúc đẩy quá trình sử dụng điện rộng rãi trong ngành công nghệ.

Michael Faraday (1791-1867)

Năm 1864, James Clerk Maxwell (1831-1879) công bố lý thuyết về điện từ trong đó chỉ ra rằng, điện, từ trường và ánh sáng đều là biểu hiện chung của hiện tượng vật lý gọi là điện từ trường.

James Clerk Maxwell (1831-1879)

Wilhelm Röntgen (1845-1923) là nhà vật lý đầu tiên tạo ra và phát hiện bức xạ điện từ năm 1895 mà sau này được biết đến bằng tên gọi tia X-Quang.

Wilhelm Röntgen (1845-1923)

Marie Curie (1867-1934) với sự cộng tác của chồng đã khám phá ra chất phóng xạ và giới thiệu các kỹ thuật tách đồng vị. Bà cùng chồng Pierre Curie phát hiện các nguyên tố phóng xạ Radium và Polonium.

Marie Curie (1867-1934)

JJ Thomson (1856-1940) tìm ra electron năm 1897, hạt hạ nguyên tử đầu tiên được phát hiện.

JJ Thomson (1856-1940)

Max Planck (1858-1947) là người khai sinh ngành cơ học lượng tử. Năm 1900, ông đề xuất ý tưởng lượng tử. Ông cũng thiết lập giá trị hằng số Blanck, trung tâm của cơ học lượng tử.

Max Planck (1858-1947)

Albert Einstein (1879-1955) nêu ra thuyết tương đối đặc biệt năm 1905 trong đó nói rằng, tốc độ ánh sáng luôn là hằng số và ở hệ quy chiếu như vậy, thời gian đứng yên. Năm 1916, ông chính thức công bố thuyết tương đối tổng quát nói về bản chất của không gian, thời gian và lực hấp dẫn.

Albert Einstein (1879-1955)

Ernest Rutherford (1871-1937) hoạt động trong lĩnh vực phóng xạ và cấu tạo nguyên tử, cha đẻ của vật lý hạt nhân. Ông được cho là người đầu tiên phân chia nguyên tử năm 1917, phát hiện ra proton năm 1920.

Ernest Rutherford (1871-1937)

Neils Bohr (1885-1962) là nhà vật lý đóng góp nền tảng lý thuyết cấu trúc nguyên tử và cơ học lượng tử sơ khai. Ông khám phá ra nằng, nguyên tử gồm hạt nhân ở trung tâm và có các điện tử quay xung quanh.

Neils Bohr (1885-1962)

Wolfgang Pauli (1900-1958) nổi tiếng với những công bố về lý thuyết xoáy và lý thuyết lượng tử, cũng như nguyên lý loại trừ Pauli. Đây là nguyên lý trở thành chìa khóa giúp chúng ta hiểu rõ tính chất của các ngôi sao và tinh vân.

Wolfgang Pauli (1900-1958)

Năm 1926, Erwin Schrödinger (1887-1961) đã đưa ra phương trình sóng mô tả trạng thái của lượng tử, được gọi là trung tâm của vật lý lượng tử, trong đó mô tả về cơ học sóng. Năm 1935, ông thực hiện thí nghiệm tưởng tượng “con mèo của Schrödinger” nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử nhân loại nhằm cho thấy sự thiếu hoàn hảo về cách hiểu cơ học lượng tử thời đó.

Erwin Schrödinger (1887-1961)

Năm 1928, Paul Dirac (1902-1984) dự đoán về sự tồn tại của phản vật chất. Tức là theo ông, mọi hạt đều có “phản hạt” của nó, cùng tính chất tương đồng nhưng đối lập về điện tích, ví dụ như positron là phản hạt của electron.

Paul Dirac (1902-1984)

Werner Heisenberg (1901-1976) là một trong những người sáng lập ra thuyết cơ học lượng tử. Ông nêu ra nguyên lý bất định Heisenberg năm 1927 khẳng định về những hạn chế cơ bản ở độ chính xác trong các phép đo thực nghiệm cơ học lượng tử.

Werner Heisenberg (1901-1976)

Enrico Fermi (1901-1954) nổi tiếng khi làm việc trong lò phản ứng hạt nhân đầu tiên do con người xây dựng trên thế giới thuộc dự án Manhattan và có những công trình đóng góp cho cơ học lượng tử, vật lý hạt nhân và hạt.

Enrico Fermi (1901-1954)

J. Robert Oppenheimer (1904-1967) cũng tham gia dự án Manhattan và sản xuất quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới.

J. Robert Oppenheimer (1904-1967)

Richard Feynman (1918-1988) có những đóng góp quan trọng về lý thuyết điện động lực học lượng tử, trong đó ông kết hợp giữa thuyết tương đối và cơ học lượng tử đặc biệt để giúp khám phá nhiều điều kỳ diệu về vũ trụ. Feynman cũng bị lôi kéo vào dự án Manhattan.

Richard Feynman (1918-1988)

Murray Gell-Mann (sinh năm 1929) thiết lập ra mô hình quark, trong đó nói rằng, proton, notron và các hadron thực sự được tạo thành từ các hạt thậm chí còn nhỏ hơn gọi là hạt quark.

Murray Gell-Mann (sinh năm 1929)

Vera Rubin (sinh năm 1928) là nhà thiên văn học nổi tiếng. Bà trở thành người đầu tiên quan sát thấy các ngôi sao ở phần bên ngoài thiên hà có tốc độ quỹ đạo tương đương các ngôi sao ở trung tâm. Nghiên cứu của Vera Rubin góp phần chứng minh về lý thuyết 84% vũ trụ được tạo thành từ vật chất tối. Việc tìm kiếm các hạt bí ẩn này đã tạo nên cuộc cách mạng trong lĩnh vực vật lý hạt và vật lý thiên văn.

Vera Rubin (sinh năm 1928)

Nguồn GenK: http://genk.vn/20-nha-vat-ly-da-lam-thay-doi-hoan-toan-cach-chung-ta-nhin-the-gioi-20161011212419264.chn