15 sự thật huyền bí về Ai Cập cổ đại

Nhiều sự thật huyền bí về Ai Cập cổ đại ít ai biết đến như việc dùng phân cá sấu để tránh thai, bánh mì mốc để sát trùng...

1. Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng Lăng mộ của vua Tut (Tutankhamun) vẫn còn nguyên vẹn khi Howard Carter khám phá ra nó vào năm 1922. Tuy nhiên, ngôi mộ của vị vua này hóa ra không còn nguyên vẹn nữa. Nó đã bị cướp vài lần trong thời cổ đại.

1. Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng Lăng mộ của vua Tut (Tutankhamun) vẫn còn nguyên vẹn khi Howard Carter khám phá ra nó vào năm 1922. Tuy nhiên, ngôi mộ của vị vua này hóa ra không còn nguyên vẹn nữa. Nó đã bị cướp vài lần trong thời cổ đại.

2. Một trong những sự thật huyền bí về Ai Cập cổ đại là cho đến nay, chưa rõ ai đã phá hỏng mũi của tượng Nhân sư. Những bản vẽ phác họa về Nhân sư không mũi xuất hiện vào năm 1737, khoảng 60 năm trước khi Napoleon tiến đến Ai Cập.

3. Nói về nhan sắc của Nữ hoàng Cleopatra VII, vị Pharaoh cuối cùng của Ai Cập cổ đại luôn nổi tiếng với vẻ đẹp quyến rũ. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây dựa trên bức chân dung cổ cho thấy vẻ đẹp của Nữ hoàng thực sự khá bình thường, thậm chí mặt mũi còn trông có vẻ nam tính.

4. Vào thời Ai Cập cổ đại, đàn ông và phụ nữ đều trang điểm. Lúc đầu, trang điểm được sử dụng như một biện pháp để bảo vệ khuôn mặt khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời hơn là để làm đẹp. Tuy nhiên, người Ai Cập dần tin rằng trang điểm cũng giúp họ tăng cường quyền lực và địa vị.

5. Khi ướp xác, người Ai Cập cổ đại thường lấy não và các cơ quan nội tạng ra khỏi cơ thể, trừ trái tim. Họ quan niệm trái tim là hiện thân của trí tuệ và người chết sẽ cần nó khi sang thế giới bên kia.

6. Một trong những cấu trúc nhân tạo nổi tiếng nhất trên thế giới, Kim tự tháp Giza được xây dựng từ khoảng 2,5 triệu khối đá vôi có trọng lượng trung bình 2,6 tấn. Tổng khối lượng của kim tự tháp là hơn 6,3 triệu tấn.

7. Các chữ tượng hình nổi tiếng Ai Cập cổ đại có thể trông thật ấn tượng nhưng chúng lại quá tốn thời gian để tạo ra. Vì vậy, chúng chỉ được dành cho các văn bản quan trọng nhất (như khắc trang trí bia mộ). Các văn bản phổ biến được viết theo thứ bậc - một dạng chữ tượng hình đơn.

8. Một trong những Pharaoh nổi tiếng, lâu đời nhất và giàu có nhất của Ai Cập, Ramses II cai trị Ai Cập trong 60 năm và được cho là có hơn 100 người con. Ông qua đời năm 90 tuổi.

9. Một trong những huyền thoại phổ biến nhất về Ai Cập cổ đại là khi một vị pharaoh chết, gia đình, công chức và quan chức của ông ấy cũng sẽ được chôn sống cùng ông. Kiểu hiến tế kinh dị này đã xảy ra vài lần trong lịch sử Ai Cập cổ đại, tuy nhiên, nó cũng không phố biến.

10. Phụ nữ ở thời Ai Cập cổ đại được hưởng sự bình đẳng và công bằng về kinh tế và luật pháp với nam giới, tuy nhiên về địa vị xã hội họ lại không bao giờ có được đặc quyền này.

11. Có nhiều sự thật lạ kỳ dưới thời Ai Cập cổ đại. Chẳng hạn như để tránh ruồi đậu vào người, vua Pepi II của Ai Cập luôn mang theo vài nô lệ khỏa thân trên người bôi đầy mật ong.

12. Phụ nữ Ai Cập cổ đại sử dụng phân của cá sấu như là biện pháp tránh thai. Các tài liệu từ năm 1850 Trước CN đề cập đến phương pháp ngừa thai kỳ lạ này. Phân cá sấu có tính chất hơi kiềm, giống như chất diệt tinh trùng ngày nay, nhờ đó, có thể giúp tránh thai.

13. Sông Nile là điều quan trọng nhất đối với người Ai Cập cổ đại vì nó là nguồn nước chính của họ. Dòng sông được cho là chảy từ nguồn nước nguyên thủy, qua vùng đất của người chết, thiên đàng và cuối cùng là đến Ai Cập.

14. Thay vì các loại kháng sinh như hiện nay, một số loại thực phẩm mốc như bánh mỳ mốc hoặc đất bị phong hóa thường được người Ai cập cổ sử dụng như một phương pháp để chống nhiễm trùng.

15. Tôn thờ loài mèo: Người Ai Cập yêu thích tất cả các loài động vật. Trong số đó, mèo là loài động vật thiêng liêng nhất, đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân nơi đây trong suốt một thời gian dài. Sở dĩ như vậy là vì vị thần bảo hộ Bastet mà người dân Ai Cập tôn thờ có hình dạng của một con mèo.

Thảo Nguyên (theo List25)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/ho-so/15-su-that-huyen-bi-ve-ai-cap-co-dai-912804.html