13 bức ảnh khiến người xem không biết mình đã bị lừa

Những hình ảnh dưới đây được chia sẻ rất nhiều trên mạng, nhưng thực tế chỉ là sản phẩm của các 'thánh photoshop'.

Bức ảnh “fake” nổi tiếng nhất thế giới xuất hiện năm 2001, được phát tán qua email kèm chú thích: “Cá mập tấn công thủy thủ của hải quân Anh tại Nam Phi”. Thực tế, chiếc cầu Golden Gate ở San Francisco (Mỹ) đã “tố cáo” bức hình được ghép khá lộ liễu từ 2 ảnh khác nhau. Ảnh: Better-find.

Đảo Lâu Đài được cho là tọa lạc ở thủ đô Dublin, Ireland này là trò đùa Cá tháng Tư của một “thánh photoshop” người Đức. Hàng triệu người tin và không tiếc lời khen ngợi vẻ đẹp nên thơ của địa điểm này. Thực tế, lâu đài nằm ở Đức, còn đảo Khao Phing Kan tọa lạc ở Thái Lan. Ảnh: Facebook, Pixabay.

Loại dưa hấu xanh này có đầy đủ thông tin để dân mạng tin là thật: Tên “dưa hấu mặt trăng”, xuất xứ Nhật Bản và được bán với giá 16.000 yen/quả. Bức ảnh lan truyền trên Twitter vào năm 2014. Ảnh: Naturalchocolate.

Nhà bác học thiên tài Albert Einstein không đạp xe thong dong ở gần vụ nổ hạt nhân tại Nevada, Mỹ vào năm 1962. Đơn giản bởi ông qua đời 7 năm trước đó. Ảnh: Snopes.

Nếu không tinh ý đoán được bức hình này là giả mạo, bạn sẽ nghĩ đây là ảnh hậu trường "toát mồ hôi" của một buổi chụp động vật hoang dã. Ảnh: Gizmodo.

Fan của bộ phim hoạt hình nổi tiếng Tom và Jerry hẳn không xa lạ với hình chú sư tử xuất hiện khá “hầm hố” trong đoạn giới thiệu hãng phim Metro Goldwyn Mayer. Năm 2016, cư dân mạng Twitter lan truyền hình ảnh được cho là cách hãng phim Mỹ thực hiện để có được đoạn giới thiệu này. Tuy nhiên, nó thực tế được photoshop từ ảnh chụp một chú sư tử đang chụp cắt lớp. Ảnh: Reddit, Pikabu.

Trong nhiều năm, khoảnh khắc chú cá mập trắng vọt lên trên mặt nước tuyệt đẹp được gắn với danh hiệu “Bức ảnh của năm” do National Geographic (tạp chí nổi tiếng với những hình ảnh thiên nhiên hoang dã ngoạn mục) bình chọn. Tuy nhiên, thực tế, chẳng cần phóng viên ảnh nào vất vả “chộp” khoảnh khắc này, mà chỉ cần một “tay” photoshop giỏi ghép nhiều hình ảnh lại với nhau. Ảnh: Snopes.

Bức ảnh chú sư tử đen oai vệ nhận được hàng trăm nghìn lượt thích từ người yêu động vật khắp thế giới. Dù trên thực tế, sư tử lông đen có tồn tại, bức ảnh này vẫn chỉ là sản phẩm qua chỉnh sửa. Ảnh: Paulie-svk, Hoaxes.

Thai nhi trong bụng mẹ phải có sức mạnh ngang với Hercules thì mới có thể đạp mạnh như trong ảnh. Hơn nữa, kích thước bàn chân cũng quá lớn so với những đứa trẻ sơ sinh bình thường. Nguồn ảnh gốc chưa được tìm ra, nhưng nhiều chuyên gia khẳng định nó là giả. Ảnh: Flickr.

Câu chuyện Tổng thống thứ 43 của Mỹ - George W. Bush, Jr. - đọc cuốn sách lộn ngược trong chuyến thăm một trường học năm 2005 từng trở thành chủ đề bàn tán trên mạng. Thực tế, ông đã cầm sách đúng chiều, còn các “thánh photoshop” đã làm sai lệch sự thật. Ảnh: Freewoodpost, Slappedham.

Bức ảnh “fake” này xuất hiện chỉ vài tuần sau thảm họa ngày 11/9. Dù có nhiều điểm phi logic (nam du khách vì sao không nghe thấy tiếng máy bay? Tại sao nhiếp ảnh gia không cảnh báo anh ta về hiểm họa phía sau? Máy ảnh sao có thể còn nguyên vẹn?), khoảnh khắc này vẫn gây ám ảnh trên toàn thế giới. Sau đó, nó bị “lật tẩy” khi nam chính trong bức ảnh được tìm thấy ngoài đời. Ảnh: Snopes.

Ảnh này được lan truyền tại mạng xã hội Twitter với dòng chú thích tài tử Heath Ledger (thủ vai Joker) đã nhảy qua người Batman trên chiếc ván trượt trong phim The Dark Knight. Ảnh: Twitter, Reddit.

Bức ảnh nam phi công thản nhiên selfie trên không trung tuy được đính chính là giả mạo vẫn thu hút hàng nghìn lượt thích. Điều thú vị là tấm hình gốc cũng được rất nhiều người quan tâm. Ảnh: Quora, An-lotiation.

Selfie bên cá mập và loạt trào lưu không phải ai cũng dám thử Mạo hiểm mạng sống leo lên những nơi có độ cao chóng mặt, không ngại làm vỡ điện thoại... là những cách giới trẻ thế giới đang áp dụng để sở hữu bức ảnh ấn tượng.

Thu Thảo

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/13-buc-anh-khien-nguoi-xem-khong-biet-minh-da-bi-lua-post756092.html