12 vụ tấn công mạng chấn động lịch sử công nghệ thế giới

Trước khi mã độc tống tiền WannaCry hoành hành, thế giới công nghệ từng nhiều lần chấn động vì những vụ tấn công mạng quy mô lớn.

1. Vụ tấn công máy điện báo Marconi (1903) được coi là vụ tấn công mạng đầu tiên trong lịch sử. Theo đó, trong một cuộc trình diễn máy điện báo không dây Guglielmo Marconi, một nhân viên điện báo thực hiện gõ các mã Morse để gửi đi một bài thơ. Tuy nhiên, bài thơ đã bị một kẻ phá hoại thay bằng những nội dung nhạo báng. Ảnh: BBVA OpenMind.

2.Từ ý tưởng đo độ lớn của mạng internet, vào năm 1988, chàng sinh viên Robert Morris (nay là giáo sư của MIT, Mỹ) đã tạo ra một loại sâu máy tính nhằm xâm nhập vào mạng internet và kết nối với các máy tính sử dụng mạng đó. Vụ việc khiến 60.000 máy tính (10% số lượng máy có kết nối mạng thời điểm đó) nhiễm sâu Morris và tê liệt hoạt động. Ảnh: Computerworld UK.

3. Khoảng 10 giờ chiều 27/4/2007, một loạt các website của chính phủ Estonia bị đánh sập, gồm trang web của tổng thống, quốc hội và các bộ. Bộ Quốc phòng Estonia cáo buộc chính phủ Nga đứng sau giật dây. Song Nga bác bỏ điều này. Các chuyên gia nhận định, sự kiện này có thể coi là cuộc chiến tranh mạng đầu tiên giữa các quốc gia. Ảnh: The Economist.

4. Vào năm 2008, virus Conficker đã phát tán và hoạt động ngầm trong hệ điều hành Windows của 9 triệu máy tính trên thế giới. Những máy tính bị nhiễm virus cho phép hacker đánh cắp mật khẩu và dữ liệu cá nhân (bao gồm cả dữ liệu ngân hàng) của người dùng. Ảnh: Wonderwave.net.

5. Năm 2008, mạng lưới tuyệt mật (SIPRNet) và Hệ thống tình báo toàn cầu (JWICS) mệnh danh bất khả xâm phạm của Mỹ đã bị sâu máy tính Agent.btz xâm nhập từ một chiếc USB. Hậu quả là Mỹ phải cấm tuyệt đối việc sử dụng các phương tiện lưu trữ di động tại các máy tính của chính phủ trong 14 tháng liên tục. Ảnh: Defense Systems.

6. Năm 2009, sâu máy tính Stuxnet - một vũ khí mạng có sức công phá rất mạnh của người Mỹ - đã lây nhiễm vào ít nhất 14 cơ sở công nghiệp của Iran, trong đó có cả một nhà máy làm giàu uranium của Iran và gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng cho chương trình hạt nhân ở quốc gia này. Ảnh: ExtremeTech.

7. Năm 2011, hệ thống Playstation Network (PSN) của Sony bị tấn công khiến cho 100 triệu thông tin tài khoản người dùng bị đánh cắp bao gồm số tài khoản ngân hàng, tên khách hàng, tên tài khoản và địa chỉ của khách hàng. Ảnh: TechCrunch.

8. Tháng 8/2012, các hacker của Iran đã đột nhập thành công vào tập đoàn dầu khí của Ả Rập Saudi, Saudi Aramco, phá hủy hoàn toàn 35.000 máy tính, khiến công ty dầu mỏ lớn bậc nhất thế giới này buộc phải quay trở lại thời kỳ sử dụng máy đánh chữ và các hợp đồng viết tay. Ảnh: Business Insider.

9.Năm 2012, virus máy tính "Tháng 10 Đỏ" đã xâm nhập vào hệ thống máy tính các nước Đông Âu, đánh cắp nhiều thông tin cá nhân của các quan chức ngoại giao, nhà khoa học và dữ liệu của Liên minh Châu Âu (EU) và Tổ chức quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ảnh: 3mym.

10.Năm 2013, một vụ tấn công nhằm vào hệ thống bán lẻ Target đã khiến 110 triệu số thẻ ngân hàng của người dùng bị đánh cắp, gây ảnh hưởng đến gần 1/3 số người trưởng thành tại Mỹ. Ảnh: BGR.

11.Năm 2014, Sony Pictures Entertainment Công ty con chuyên sản xuất phim điện ảnh của tập đoàn Sony tại Mỹ đã bị tấn công và bị đánh cắp hàng trăm TB dữ liệu, bao gồm các bộ phim chưa phát hành, thông tin riêng tư của 47.000 nhân viên làm việc tại đây và các cộng tác viên trong các bộ phim của họ. Ảnh: Vox.

12.Tháng 5/1917, mã độc tống tiền WannaCry đã lan truyền mạnh trên các máy tính sử dụng hệ điều hành Microsoft Windows. Nạn nhân của mã độc này sẽ bị khóa các dữ liệu trong máy tính và phải thanh toán tiền chuộc từ 300 tới 600 Euro bằng bitcoin để khôi phục. Trong 3 ngày, WannaCry đã lây nhiễm trên 230.000 máy tính ở 150 quốc gia. Đây được coi là vụ tấn công mạng quy mô nhất từ trước đến nay. Ảnh: Al Jazeera.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/12-vu-tan-cong-mang-chan-dong-lich-su-cong-nghe-the-gioi-871825.html