11 bí mật để nuôi dưỡng con trở thành đứa trẻ hạnh phúc

Dù là ở thời nào, dù có phương pháp dạy con hiện đại như thế nào thì các bậc phụ huynh đều mong muốn con mình sẽ trở thành người thành công và hạnh phúc. Dưới đây là 11 bí mật để nuôi dưỡng con trở thành đứa trẻ hạnh phúc.

1. Cha mẹ cùng dành thời gian cho con

Trẻ em có thể sẽ quên những gì bạn mua cho chúng, nhưng chúng sẽ không quên cách bạn dành thời gian chơi với chúng.

Cha mẹ hiện đại có lịch trình công việc rất bận rộn và khi họ cảm thấy mệt mỏi, cách đơn giản nhất để họ dành thời gian cho con là bật TV. Nhưng có những hoạt động mà cả bạn và con sẽ thấy thú vị không kém. Trẻ em có thể sẽ quên những gì bạn mua cho chúng, nhưng chúng sẽ không quên cách bạn dành thời gian chơi với chúng. Một chứng minh cho thấy trẻ có mối quan hệ ấm áp với người cha sẽ ảnh hưởng đến khả năng xây dựng các mối quan hệ thân thiết và hạnh phúc ở tuổi trưởng thành.

2. Những bữa ăn gia đình

Chia sẻ bữa ăn là một cơ hội tuyệt vời để trở nên gần gũi hơn với trẻ.

Các nhà khoa học đã kết luận rằng các bữa ăn gia đình thường xuyên có liên quan trực tiếp đến việc giảm tỷ lệ trầm cảm và suy nghĩ tự sát ở thanh thiếu niên. Trẻ em thưởng thức bữa ăn gia đình thường xuyên cũng có một quan điểm tích cực hơn về cuộc sống so với những bạn không ăn bữa tối với gia đình. Chia sẻ bữa ăn là một cơ hội tuyệt vời để trở nên gần gũi hơn với trẻ.

3. Dạy trẻ cách quan tâm và biết ơn

Những người biết bày tỏ lòng biết ơn thường sống có ích hơn, từ bi và biết tha thứ.

Điều quan trọng nhất là dạy trẻ biết cách quan tâm người khác và biết ơn những người đã giúp đỡ mình. Các nghiên cứu cho thấy những người biết bày tỏ lòng biết ơn thường sống có ích hơn, từ bi và biết tha thứ. Thêm vào đó, họ cảm thấy hạnh phúc và khỏe mạnh hơn.

4. Dạy trẻ cách phân tích và xử lý vấn đề

Giúp con lựa chọn những điều tốt nhất

Hãy tin tưởng con của bạn và để con tự quyết định bắt đầu với những việc nhỏ nhất như để cho con chọn những gì để mặc hoặc ăn gì vào bữa sáng. Như thế con của bạn sẽ dần dần trở nên độc lập và hiểu được những gì chúng thực sự muốn. Hãy lắng nghe con khi con bạn đã quyết định chia sẻ những vấn đề của mình với bạn, và giúp con lựa chọn những điều tốt nhất.

5. Dạy trẻ phát triển kĩ năng giao tiếp

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania và Đại học Duke đã nghiên cứu 700 trẻ em cho đến khi chúng 25 tuổi. Sau đó họ kết luận những đứa trẻ mẫu giáo cởi mở thân thiện với mọi người sẽ có nhiều khả năng đi học đại học và làm việc tích cực hơn. Những người gặp khó khăn khi phát triển kỹ năng giao tiếp dễ có nguy cơ phạm tội và uống rượu nhiều hơn.

6. Cha mẹ ít căng thẳng hơn

Cha mẹ có cảm xúc như nào thì con cái họ cũng sẽ cảm thấy như vậy.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng cảm xúc và trạng thái tình cảm của một người mẹ tác động trực tiếp đến các thành viên trong gia đình, ngược lại, những cảm xúc tiêu cực cũng như thế. Điều đó cho thấy cha mẹ có cảm xúc như nào thì con cái họ cũng sẽ cảm thấy như vậy.

7. Cha mẹ cải thiện mối quan hệ của mình với con trẻ

Khi trẻ cảm nhận được tình yêu của cha mẹ dành cho chúng, chúng sẽ gắn bó hơn với cha mẹ.

Khi trẻ cảm nhận được tình yêu của cha mẹ dành cho chúng, chúng sẽ gắn bó hơn với cha mẹ. Sự gắn bó đó có thể cho trẻ định giá mọi thứ và học hỏi nhanh hơn. Cha mẹ nên dành nhiều thời gian bên con như đọc sách cho con nghe trước khi đi ngủ, trò chuyện cùng con, lắng nghe những lời chia sẻ của con bất cứ khi nào.

8. Cha mẹ không la hét và đánh đòn trẻ

Trẻ em chưa bao giờ bị bạo lực tinh thần sẽ ít chán nản, có xu hướng kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn, và có trí nhớ tốt .

9. Cha mẹ là những tấm gương cho con cái

Cha mẹ của những đứa trẻ hạnh phúc thường là những người có uy quyền với con mình.

Trong những năm 1960, một nghiên cứu của Đại học California cho thấy có 3 tính cách chính trong cách nuôi dạy trẻ: dễ dãi, độc đoán, uy quyền. Cha mẹ của những đứa trẻ hạnh phúc thường là những người có uy quyền với con mình. Con cái của họ tôn trọng họ nhưng không cảm thấy “ngộp thở” vì uy quyền của cha mẹ.

Để con cái tin tưởng chúng ta, chúng ta phải thừa nhận những sai sót của bản thân mình, các bậc phụ huynh cần trung thực và tôn trọng quan điểm của con.

10. Cha mẹ khuyến khích những sự nỗ lực của con

Cha mẹ hãy động viên con tự nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu.

Trẻ em, giống như người lớn, nghĩ đến thành công theo hai cách khác nhau:

1 suy nghĩ cố định cho rằng tính cách, trí thông minh và sự sáng tạo không bao giờ có thể thay đổi. Cách duy nhất để đạt đến thành công là tránh thất bại bằng bất kỳ giá nào.

Trái lại, suy nghĩ tiến bộ cho thấy đối mặt với thất bại là một cơ hội để thể hiện kĩ năng và khả năng của một người.

Để khuyến khích trẻ phát triển tư duy, đừng bao giờ nói rằng chúng chỉ thành công vì khả năng tự nhiên của chúng. Thay vào đó, cha mẹ hãy động viên con tự nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu.

11. Cha mẹ giúp con đối phó với những cảm xúc tiêu cực

Hãy cố gắng giúp con bạn hiểu được cảm xúc của chính mình.

Trẻ em không được sinh ra với khả năng kiểm soát cảm xúc của mình. Trẻ cần sự giúp đỡ của cha mẹ cách làm thế nào để làm việc đó. Kiểm soát được cảm xúc sẽ bảo vệ mối quan hệ trong tương lai của trẻ tránh khỏi những tức giận, ghen tị và những cảm xúc tiêu cực khác.

Hãy cố gắng giúp con bạn hiểu được cảm xúc của chính mình. Cha mẹ hãy chỉ cho con 1 thủ thuật đơn giản để đối phó với những cảm xúc tiêu cực: dừng lại 1 giây, hít một hơi thật sâu bằng mũi, thở ra bằng miệng và đếm đến 5.

Nguồn Gia Đình VN: http://www.giadinhvietnam.com/11-bi-mat-de-nuoi-duong-con-tro-thanh-dua-tre-hanh-phuc-d116370.html