10 sự thật kinh ngạc về trí não trẻ sơ sinh

Có thể bạn nghĩ rằng tất cả những gì trẻ sơ sinh làm chỉ là ăn, ngủ và cần được thay tã. Nhưng sự thật là, trẻ đang bận làm điều khác quan trọng hơn rất nhiều, đó là phát triển não bộ với tốc độ đáng kinh ngạc.

Những ngày, tuần và tháng đầu tiên trong cuộc đời là mốc thời gian rất quan trọng trong sự phát triển trí não trẻ. Và những gì trẻ học được bắt đầu từ khi chúng còn ở trong bụng mẹ, sẽ định hình theo trẻ đến suốt cuộc đời.

Não trẻ sơ sinh làm việc chăm chỉ hơn cả não người lớn

Bác sĩ Suzanne Zeedyk, một nhà khoa học nghiên cứu và là nhà tâm lý học phát triển lý giải rằng: “Theo thời gian, con người trở nên thông minh hơn, và điều đó đồng nghĩa với việc não phát triển lớn hơn. Trẻ được sinh ra ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Do vậy não của trẻ vẫn còn rất việc để làm nhằm tiến tới ngưỡng phát triển nhất định.

Cũng bởi vậy, giai đoạn từ 0-3 tuổi chính là thời gian não trẻ phát triển nhanh nhất trong cuộc đời mình. Trong giai đoạn này, não trẻ sẽ phát triển gấp đôi về kích thước và đạt tới gần 80% kích thước não người trưởng thành.

Trẻ được sinh ra với bộ nhớ chứa sẵn các kỷ niệm

Cũng theo bác sĩ Suzanne, trẻ được kết nối với người mẹ trước khi đến với thế giới này. Não trẻ đã phát triển ngay khi còn ở trong bụng mẹ và trẻ có thể nghe thế giới xung quanh từ quý thứ 3 trong bụng mẹ. Điều này có nghĩa rằng mỗi đứa trẻ khi chào đời đều đã biết được giọng nói của người mẹ và những người quen xung quanh mình.

Bởi vậy, dù chỉ có thể nhìn ở khoảng cách 30cm xung quanh khi mới ra đời, trẻ vẫn có thể biết và nhận ra giọng nói của bạn ngay cả khi chúng chẳng thể nhìn thấy bạn.

Lý do trẻ ghi nhớ rất nhanh

Trẻ cần quan sát mọi thứ để hình thành các khớp nối thần kinh. Vì vậy, khi bạn đang thưởng thức một tách trà, trẻ sẽ quan sát những khách hàng khác, máy cà phê, những bức tranh trên tường,... Và điều tất yếu là bạn sẽ ghi nhớ nhanh hơn nếu lặp đi lặp lại một hành động thường xuyên.

Trẻ là một thiên tài ngôn ngữ

Với những người trưởng thành, học ngoại ngữ là một việc khó. Nhưng với trẻ nhỏ, việc đó dễ như ăn kẹo. Theo bác sĩ Suzanne, khoảng thời gian tối ưu cho việc học ngôn ngữ là từ 3 tháng sau sinh đến 5 tuổi.

Lúc này, não trẻ đã điều chỉnh được nhịp điệu và sắc thái của những gì bạn nói, ghi nhớ những âm thanh khác nhau qua những từ ngữ mà người lớn sử dụng.

Trẻ bị ám ảnh với những gì mà bạn bắt chước chúng

Em bé mô phỏng lại hành động của người khác để kết nối. Não trẻ quan tâm đến gương mặt của mọi người, chúng sẽ chú ý, đọc và phân tích lại những gì được ghi nhận.

Ví dụ, nếu trẻ lè lưỡi, trẻ sẽ chú ý khi bạn bắt chước lại hành động đó. Tương tự, trẻ sẽ lưu ý xem khi chúng mở to mắt ai sẽ mô phỏng lại hành động đó.

Trẻ sẽ không có khái niệm giúp đỡ ngay từ ban đầu

Đừng hi vọng em bé sẽ giúp bạn nhặt thứ gì đó rơi trên nền nhà, ý tưởng đó chưa từng hiện lên trong não bé.

Cho đến khi trẻ được 14 tháng, khả năng ghi nhận các hành động mới bắt đầu, khi đó trẻ bắt đầu nhận biết được mục tiêu hành động của bạn là gì và bắt đầu giúp đỡ. Ví dụ như việc nâng mông khi bạn thay tã chẳng hạn.

Não trẻ vẫn chậm để tự kiểm soát cơ thể

Ở vùng sau của não, tiểu não chịu trách nhiệm vận động và phối hợp cơ. Bởi vậy cho đến khi cơ quan này phát triển đầy đủ, trẻ sẽ không thể kiểm soát cơ thể mình như những trẻ lớn hơn.

Trẻ cần được học cách sử dụng cơ thể mình. Khi cơ bắp phát triển, trẻ sẽ tự biết học cách lẫy, bò, đi,...

Kêu khóc chỉ là một phần trong quá trình học tập

Khi trẻ kêu khóc hay giận dữ, hãy nhớ rằng não trẻ sẽ chưa hoàn thiện cho đến khi chúng lên 2. Ở tuổi này, vỏ não vùng trán mới bắt đầu phát triển, đây là bộ phận giúp bé kiểm soát các cảm xúc và hành vi của mình. Và cho đến khi chúng phát triển, trẻ vẫn cần thiết lập những khớp nối thần kinh để có thể kiểm soát nhiều cảm xúc cùng một lúc.

Phát triển não bộ đốt cháy ½ năng lượng của trẻ

Với tất cả các hoạt động kể trên cùng sự phát triển nhanh chóng, não trẻ sử dụng một nửa số năng lượng sinh ra, trong khi con số này ở người lớn chỉ là ¼.

Trẻ sẽ không biết rằng bạn đang cù chúng

Đây là trò chơi yêu thích của bố mẹ với con trẻ, nhưng với trẻ sơ sinh, hành động này có thể gây ra một số nhầm lẫn.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, trước 4 tháng tuổi, khi bị cù, trẻ sẽ không biết cảm giác đó đến từ đâu. Do thị lực hạn chế, trẻ thậm chí còn không thể nhìn thấy ngón chân của mình.

Bởi vậy khi bị cù, trẻ đơn giản chỉ cảm nhận được nó và liên kết chúng với giọng nói của bạn chứ hoàn toàn không biết cảm giác đó đến từ đâu, là gì. Theo thời gian, trẻ sẽ học được cách kết nối, sắp xếp mọi thứ lại với nhau và khiến trò chơi này trở nên vui vẻ hơn.

Đinh Hương (Theo motherandbaby)

Mọi ý kiến đóng góp, bài vở, hình ảnh, clip đồng hành cùng Chiến dịch “Chống thực phẩm bẩn” xin quý vị vui lòng gửi về địa chỉ:

Tòa soạn Emdep.vn

Địa chỉ: Tầng 3 - Tòa nhà Đại Phát - Ngõ 82 Duy Tân - Hà Nội

Điện thoại: 0437959783

Email: toasoan@emdep.vn, banbientap@i-com.vn

Hotline: 0914926900

Nguồn Em Đẹp: http://emdep.vn/lam-me/10-su-that-kinh-ngac-ve-tri-nao-tre-so-sinh-20161018075925769.htm