10 nhà vô địch Wimbledon xuất sắc nhất mọi thời đại

TTO - Wimbledon là giải đấu lâu đời và có uy tín nhất trong làng quần vợt. Mark Hodgkinson, một nhà báo chuyên viết mảng quần vợt của Telegraph, đã điểm lại và xếp hạng 50 nhà vô địch xuất sắc nhất của giải đấu này.

Ở hệ thống giải Grand Slam, tay vợt nữ người Úc này đã từng giành 24 danh hiệu cá nhân, 12 danh hiệu đôi nữ, 19 danh hiệu đôi nam nữ. Sau khi giành hai danh hiệu cá nhân Wimbledon đầu tiên năm 1963, tay vợt này nói lời từ giã quần vợt để lập gia đình, nhưng sau đó bất ngờ quay lại sân bóng. Đặc biệt năm 1970, Margaret Court đã giành được cả 4 danh hiệu Grand Slam trong một năm. Ngoài ra, ở Wimbledon, Margaret Court còn hai lần giành danh hiệu đôi nữ năm 1964, 1969 và danh hiệu đôi nam nữ năm 1963, 1965, 1966, 1968, 1975. Năm 17 tuổi, khi chưa được xếp làm tay vợt hạt giống, tay vợt người Đức này đã đăng quang chức vô địch Wimbledon 1985. Danh hiệu này kèm theo là những kỷ lục, như tay vợt nam trẻ nhất, tay vợt đầu tiên không phải là hạt giống và là tay vợt người Đức đầu tiên giành được danh hiệu này. Sau đó, anh nhanh chóng trở thành siêu sao quần vợt thế giới. Một năm sau Becker bảo vệ thành công chức vô địch Wimbledon. Năm 1989, đánh bại Stefan Edberg, Boris Becker lần thứ ba lên ngôi ở giải Wimbledon. Và đây là danh hiệu cá nhân thứ ba trong 6 danh hiệu cá nhân Grand Slam. Với 8 lần vô địch Wimbledon, trong đó có 4 năm liên tục từ 1927-1930, sau đó là những năm 1932, 1933, 1935 và 1938, tay vợt nữ người Mỹ này đã lập nên một kỳ tích rất ấn tượng. Trong sự nghiệp thi đấu của mình, Moody từng giành 31 danh hiệu Grand Slam, trong đó có đến 19 danh hiệu cá nhân. Ngoài đời, tay vợt nhiều kỳ tích này được xem là khá tách biệt với cộng đồng, thường e thẹn và ít khi biểu lộ cảm xúc. Cô gái này được đánh giá là tay vợt mạnh nhất trên mặt sân cỏ trong giai đoạn hiện nay. Wimbledon 2009 là cơ hội để cô trở thành tay vợt thứ hai kể từ thời Steffi Graf có được ba danh hiệu Wimbledon liên tiếp, để nâng tổng số lần sở hữu chiếc cúp mang cùng tên thánh với mình - Venus Rosewater Dish - lên con số 6. Danh hiệu Wimbledon đầu tiên mà tay vợt người Mỹ này đạt được là vào năm 2000. Một năm sau, cô bảo vệ được danh hiệu này. Năm 2005 chứng kiến lần thứ 5 cô lọt vào trận chung kết Wimbledon và hơn thế nữa, lần thứ ba nâng cao chiếc cúp vô địch. Năm 2007, ngôi vô địch Wimbledon với cô lần này còn xác lập một kỷ lục: nhà vô địch nữ đầu tiên được hưởng mức tiền thưởng cao nhất (bằng với nhà vô địch nam, là 700.000 bảng), đây cũng là thành quả mà cô nỗ lực đấu tranh để đòi hỏi sự công bằng cho các tay vợt nữ. Năm 2008, cô bảo vệ thành công ngôi vị này. Cựu số 1 thế giới này từng 22 lần giành danh hiệu Grand Slam cá nhân, và là tay vợt duy nhất từng 4 lần thâu tóm cả bốn danh hiệu cá nhân Grand Slam trong một mùa giải. 1988 là năm đầu tiên Fräulein Forehand, biệt danh của tay vợt này, lên ngôi vô địch Wimbledon. Và đây cũng là năm cô đạt được danh hiệu Golden Slam khi đã toàn thắng ở các giải Grand Slam và cả giải Olympic (cho đến thời điểm này Steffi Graf là tay vợt duy nhất đạt được thành quả này). Năm 1989, Steffi Graf bảo vệ được ngôi vô địch Wimbledon cùng với hai danh hiệu cá nhân khác ở giải Úc mở rộng, Mỹ mở rộng). Từ năm 1991-1993, Steffi Graf lại lập kỳ tích mới ở Wimbledon với ba năm liên tiếp đăng quang. Năm 1995, 1996, ngôi vị cao nhất Wimbledon tiếp tục vinh danh cô. Được đặt biệt danh là “rocket”, tay vợt người Úc này đã đoạt 11 danh hiệu Grand Slam, trong đó hai lần đoạt được cả bốn giải trong cùng một năm (1962, 1969). Trên mặt sân Wimbledon, Rod Laver đã lên ngôi cao nhất vào các năm 1961, 1962, 1968, 1969. Trong khoảng thời gian từ năm 1961-1970, tay vợt này đã lập kỷ lục với 31 trận thắng liên tục tại Wimbledon (kỷ lục này mãi đến năm 1980 mới bị xóa nhòa bởi thành tích chuỗi 41 trận thắng liên tục của Björn Borg). Tay vợt Thụy Điển này được mệnh danh là người đàn ông băng giá của sân bóng. Ở danh hiệu cá nhân, Bord đã 11 lần lên ngôi cao nhất ở hệ thống giải Grand Slam, trong đó có 5 lần liên tiếp ở giải Wimbledon từ năm 1976-1980. Ngoài ra, con số 41 trận đánh đơn thắng liên tục tại Wimbledon cho đến giờ phút này vẫn là một kỷ lục đáng sợ. Trong suốt 15 năm thi đấu, Sampras đã có đến 14 lần lên ngôi ở hệ thống giải Grand Slam, trong đó vô địch Wimbledon liên tục từ các năm 1993-1995 và sau đó là từ năm 1997-2000. Đặc biệt trong trận chung kết Wimbledon năm 1999, Pete Sampras đã trình diễn một lối chơi có thể nói gần như đạt đến độ hoàn hảo để đánh bại đối thủ mạnh Andre Agassi. Sáu năm liên tục (1993-1998), tay vợt người Mỹ gốc Hi Lạp này đứng vững ở ngôi vị số 1 thế giới bảng xếp hạng của ATP. Federer (trái) bên cạnh đại kình địch Nadal Tay vợt người Thụy Sĩ này đang đứng trước cơ hội làm nên lịch sử ở Wimbledon năm nay, có được 6 danh hiệu vô địch Wimbledon. Năm 2008, suýt tí nữa tay vợt này đã lập nên kỳ tích với một chuỗi các năm liên tục từ 2003-2007 giành danh hiệu cá nhân Wimbledon. Tuy nhiên ở trận chung kết Wimbledon 2008, Federer đã phải chịu thất bại trước đại kình địch Rafael Nadal trong trận đấu được ví von là trận chung kết trong mơ. Tay vợt giành được tổng tiền thưởng nhiều nhất trong lịch sử quần vợt này sẽ còn xác lập thêm nhiều kỷ lục nữa trong làng banh nỉ khi năm nay chỉ mới ở tuổi 27. Martina Navratilova (trái) được đại diện hoàng gia Anh chúc mừng khi lên ngôi vô địch lần đầu tiên năm 1978 Đây chính là nhà vô địch Wimbledon vĩ đại nhất của mọi thời đại. Navratilova giành được danh hiệu cá nhân Wimbledon đầu tiên vào năm 1978, và sau đó lặp lại thành tích này với một chuỗi sáu năm liên tục từ 1982-1987. Danh hiệu cá nhân thứ chín trên sân Wimbledon tay vợt này giành được là vào năm 1990. Ngoài ra, còn phải kể đến những danh hiệu đôi nữ, đôi nam nữ mà Navratilova đã giành được trên sân Wimbledon: 7 lần vô địch đôi nữ, 4 lần vô địch đôi nam nữ. Thành tích này cộng với những thành tích trên các mặt sân khác của Navratilova đã khiến huyền thoại quần vợt người Mỹ Billie Jean King phải thốt lên: "Bà là tay vợt đơn-đôi nữ-đôi nam nữ vĩ đại nhất từ trước đến nay”. Những tay vợt từ 50 đến 11 trong danh sách của chuyên gia Mark Hodgkinson: Louise Brough (50), Reggie Doherty (49), Laurie Doherty (48), Angela Mortimer (47), Pat Cash (46), Rene Lacoste (45), William Renshaw (44), Stan Smith (43), Maud Watson (42), Ann Jones (41), Evonne Goolagong (40), Amelie Mauresmo (39), Manuel Santana (38), Maria Bueno (37), Virginia Wade (36), Alice Marble (35), Althea Gibson (34), Jana Novotna (33), Jean Borotra (32), Goran Ivanisevic (31), Maria Sharapova (30), Bill Tilden (29), Don Budge (28), Serena Williams (27), Chris Evert (26), Arthur Ashe (25), Roy Emerson (24), John Newcombe (23), Lew Hoad (22), Martina Hingis (21), Andre Agassi (20), Rafael Nadal (19), Dorothea Lambert-Chambers (18), Stefan Edberg (17), Jimmy Connors (16), Fred Perry (15), Maureen Connolly (14), Suzanne Lenglen (13), Billie Jean King (12), John McEnroe (11). Những tay vợt từ 50 đến 11 trong danh sách của chuyên gia Mark Hodgkinson: Louise Brough (50), Reggie Doherty (49), Laurie Doherty (48), Angela Mortimer (47), Pat Cash (46), Rene Lacoste (45), William Renshaw (44), Stan Smith (43), Maud Watson (42), Ann Jones (41), Evonne Goolagong (40), Amelie Mauresmo (39), Manuel Santana (38), Maria Bueno (37), Virginia Wade (36), Alice Marble (35), Althea Gibson (34), Jana Novotna (33), Jean Borotra (32), Goran Ivanisevic (31), Maria Sharapova (30), Bill Tilden (29), Don Budge (28), Serena Williams (27), Chris Evert (26), Arthur Ashe (25), Roy Emerson (24), John Newcombe (23), Lew Hoad (22), Martina Hingis (21), Andre Agassi (20), Rafael Nadal (19), Dorothea Lambert-Chambers (18), Stefan Edberg (17), Jimmy Connors (16), Fred Perry (15), Maureen Connolly (14), Suzanne Lenglen (13), Billie Jean King (12), John McEnroe (11).

Nguồn Tuổi Trẻ: http://www3.tuoitre.com.vn/TheThao/index.aspx?articleid=322964&channelid=398