10 dự án giao thông sẽ giúp TP HCM không còn kẹt xe tại sân bay, cửa ngõ

UBND TP HCM vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng hình thức lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt (áp dụng Điều 26 Luật Đấu thầu) để thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công tư đối với một số dự án giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn TP.

Lý do kiến nghị theo UBND TP HCM là do nhà đầu tư đề xuất dự án có tính khả thi cao, mang lại lợi ích cho xã hội, lợi ích cho nhà nước theo nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại mục 3 phần III Thông báo số 44/TB-VPCP ngày 25/1.

Bên cạnh đó, trong thời gian vừa qua, tại khu vực Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, cảng Cát Lái, trung tâm thành phố, các cửa ngõ thành phố... đang là những điểm thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông, ảnh hưởng rất lớn sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và các tỉnh vùng phụ cận.

Việc hoàn thành nhanh các thủ tục để sớm triển khai đầu tư, hoàn thành các công trình, dự án sẽ góp phần giải quyết, kéo giảm ùn tắc giao thông các khu vực này là hết sức cần thiết, cấp bách.

Sau đây là 10 dự án trong danh sách vừa được UBND TP HCM kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ.

1/ Xây dựng đoạn tuyến vành đai 2, đoạn từ cầu Phú Hữu đến Xa lộ Hà Nội (bao gồm nút giao thông Bình Thái).

Địa điểm đầu tư: Quận 9

Hiện trạng khu vực/Tình hình thực hiện đầu tư: Dự án thuộc danh mục các công trình giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2016-2020. Toàn tuyến Vành đai 2 chưa được khép kín, do vậy các phương tiện giao thông qua khu vực cửa ngõ thành phố, các tuyến cao tốc, đường quốc lộ vẫn đi vào Trung tâm thành phố gây ùn tắc giao thông.

Quy mô đầu tư: Chiều dài 3,82km; Bề rộng 8-10 làn xe (67m).

Tổng mức đầu tư dự kiến: 5.732 tỷ đồng.

Cầu Phú Hữu

Đường vành đai 2 cầu Phú Hữu - Xa lộ Hà Nội

2/ Xây dựng đoạn tuyến vành đai 2, đoạn từ nút giao Bình Thái đến đường Phạm Văn Đồng.

Địa điểm đầu tư: Quận 9, Thủ Đức.

Hiện trạng khu vực/Tình hình thực hiện đầu tư: Dự án thuộc danh mục các công trình giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2016-2020. Toàn tuyến Vành đai 2 chưa được khép kín, do vậy các phương tiện giao thông qua khu vực cửa ngõ thành phố, các tuyến cao tốc, đường quốc lộ vẫn đi vào Trung tâm thành phố gây ùn tắc giao thông.

Quy mô đầu tư: Chiều dài 2km; Bề rộng 8-10 làn xe (67m).

Tổng mức đầu tư dự kiến: 1.324 tỷ đồng.

Nút giao Bình Thái

3/ Dự án xây dựng đoạn tuyến vành đai 2, đoạn từ nút giao thông An Lạc đến đường Nguyễn Văn Linh.

Địa điểm đầu tư: Quận Bình Tân, Quận 8; Huyện Bình Chánh.

Hiện trạng khu vực/Tình hình thực hiện đầu tư: Dự án thuộc danh mục các công trình giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2016-2020. Toàn tuyến Vành đai 2 chưa được khép kín, do vậy các phương tiện giao thông qua khu vực cửa ngõ thành phố, các tuyến cao tốc, đường quốc lộ vẫn đi vào Trung tâm thành phố gây ùn tắc giao thông.

Quy mô đầu tư: Chiều dài 5,3km; Bề rộng: 8-10 làn (60m).

Tổng mức đầu tư dự kiến: 6.059 tỷ đồng.

Vòng xoay nút giao thông An Lạc

Quy hoạch đường vành đai 2 TP HCM

4/ Dự án xây dựng đường trên cao số 1.

Địa điểm đầu tư: Quận Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh

Hiện trạng khu vực/Tình hình thực hiện đầu tư: Theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP HCM tại Quyết định 568, thành phố có tổng cộng 05 tuyến đường bộ trên cao với tổng chiều dài là 70,7km, đến nay chưa tuyến nào được đầu tư.

Hiện nay các phương tiện lưu thông qua khu vực trung tâm thành phố, các tuyến trục, vành đai phải giao cắt với các tuyến đường giao thông đô thị nên dẫn đến thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông tại các vị trí này.

Quy mô đầu tư: Chiều dài 9,5km; Bề rộng 04 làn xe (17,5m)

Tổng mức đầu tư dự kiến: 17.500 tỷ đồng.

Quy hoạch dự kiến tuyến đường trên cao số 1

5/ Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 22.

Địa điểm đầu tư: Quận 12, huyện Hóc Môn, Củ Chi - Thành phồ Hồ Chí Minh, tỉnh Tây Ninh.

Hiện trạng khu vực/Tình hình thực hiện đầu tư: Các công trình phục vụ kết nối giao thông theo các hướng Đông, Tây, Tây Nam thành phố với các tỉnh khu vực. Hiện các phương tiện lưu thông qua phà Cát Lái, quốc lộ 22 có bề rộng từ 4-6 làn xe/8-10 làn xe quy hoạch, quốc lộ 50 (04 làn xe/06 làn theo quy hoạch, trong khi phương tiện ngày càng tăng cao nên dẫn đến thường xuyên xảy ra ùn tắc, tai nạn giao thông.

Quy mô đầu tư: Chiều dài khoảng 58,25km; Bề rộng 8-10 làn xe (60 – 120m).

Tổng mức đầu tư dự kiến: 6.500 tỷ đồng.

Quốc lộ 22 hiện hữu

6/ Dự án xây dựng cầu Cần Giờ.

Địa điểm đầu tư: Huyện Nhà Bè, Cần Giờ.

Hiện trạng khu vực/Tình hình thực hiện đầu tư: Huyện Cần Giờ là huyện đảo nằm ở phía cực Đông của thành phố Hồ Chí Minh, giao thông kết nối khu vực trung tâm thành phố với Cần Giờ hiện chỉ qua phà Bình Khánh.

Nhu cầu giao thông qua phà Bình Khánh ngày càng tăng cao, đặc biệt các dịp nghỉ lễ, tết nên tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài, ảnh hưởng đến hoạt động du lịch, tham quan, vui chơi giải trí của người dân thành phố, hạn chế sức phát triển kinh tế xã hội của huyện Cần Giờ.

Quy mô đầu tư: Chiều dài toàn tuyến: 5,8km; Chiều dài cầu: 2,85km;

Bề rộng cầu 04 làn xe (17,5m).

Tổng mức đầu tư dự kiến: 5.904 tỷ đồng.

Phà Bình Khánh

Cầu Cần Giờ xây dựng theophương án 4: điểm đầu kết nối với Đường 15B và điểm cuối kết nối với đường Rừng Sác

7/ Dự án đường trục Bắc – Nam (đoạn từ đường Hoàng Diệu đến đường Nguyễn Văn Linh).

Địa điểm đầu tư: Quận 4, 7

Hiện trạng khu vực/Tình hình thực hiện đầu tư: Đường trục Bắc Nam thành phố, đoạn từ đường Hoàng Diệu - Nguyễn Văn Linh - Hiệp Phước là một trong những đường trục chính thuộc mạng đường cơ sở của thành phố.

Tuyến vừa có chức năng giao thông đô thị vừa có chức năng giao thông đối ngoại liên kết giữa 3 tuyến vành đai với nhau để cùng với các đường hướng tâm tạo mạng liên hoàn.

Hiện nay, các khu dân cư đô thi trên địa bàn Huyện Nhà Bè, Quận 7 phát triển rất nhanh, đặc biệt là khu đô thị cảng Hiệp Phước, dẫn đến nhu cầu giao thông từ khu vực vào trung tâm thành phố và ngược lại là rất lớn đã gây nên tình trạng ùn tắc giao thông trên tuyến.

Quy mô đầu tư: Chiều dài: 3,73km, Bề rộng 8-10 làn xe (40-60m).

Tổng mức đầu tư dự kiến: 5.430 tỷ đồng.

Cầu Kênh Tẻ nối quận 4 - quận 7

Quy hoạch dự kiến đường trục Bắc – Nam (đoạn từ đường Hoàng Diệu đến đường Nguyễn Văn Linh)

8/ Dự án đường trục Bắc – Nam (đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến Khu công nghiệp Hiệp Phước).

Địa điểm đầu tư: Quận 7, huyện Nhà Bè

Hiện trạng khu vực/Tình hình thực hiện đầu tư:

Đường trục Bắc Nam thành phố, đoạn từ đường Hoàng Diệu - Nguyễn Văn Linh - Hiệp Phước là một trong những đường trục chính thuộc mạng đường cơ sở của thành phố; tuyến vừa có chức năng giao thông đô thị vừa có chức năng giao thông đối ngoại liên kết giữa 3 tuyến vành đai với nhau để cùng với các đường hướng tâm tạo mạng liên hoàn.

Hiện nay, các khu dân cư đô thi trên địa bàn Huyện Nhà Bè, Quận 7 phát triển rất nhanh, đặc biệt là khu đô thị cảng Hiệp Phước, dẫn đến nhu cầu giao thông từ khu vưc vào Trung tâm thành phố và ngược lại là rất lớn đã gây nên tình trạng ùn tắc giao thông trên tuyến.

Quy mô đầu tư: Chiều dài 7,5km; Bề rộng 8-10 làn xe (60-68,75m).

Tổng mức đầu tư dự kiến: 4.000 tỷ đồng.

Đường trục Bắc - Nam huyện Nhà Bè

Quy hoạch dự kiến đường trục Bắc – Nam (đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến Khu công nghiệp Hiệp Phước)

9/ Dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 4.

Địa điểm đầu tư: Quận 2, 7

Hiện trạng khu vực/Tình hình thực hiện đầu tư:

Cầu Thủ Thiêm 4 được xây dựng nhằm kết nối 2 Khu Đô thị mới Thủ Thiêm và Khu đô thị mới Nam thành phố. Dự kiến trong thời gian sắp tới, sau khi hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật chính trong nội khu, các dự án trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ được triển khai đồng loạt và đưa vào khai thác sẽ gây áp lực giao thông rất lớn lên hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ.

Quy mô đầu tư: Chiều dài toàn tuyến: 2,16km; Chiều dài cầu: 1,565km; Bề rộng 06 làn xe (31m).

Tổng mức đầu tư dự kiến: 5.254 tỷ đồng.

Cầu Thủ Thiêm 4 dự kiến đi qua khu cảng Tân Thuận

Quy hoạch dự kiến hướng tuyến cầu Thủ Thiêm 4: Huỳnh Tấn Phát - cảng Tân Thuận - Mai Chí Thọ

10/ Dự án bãi đậu xe ngầm tại khu vực sân bóng đá thuộc Công viên văn hóa Tao Đàn.

Địa điểm đầu tư: Quận 1.

Hiện trạng khu vực/Tình hình thực hiện đầu tư: Theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP HCM tại Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 8/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ, khu vực trung tâm thành phố có 06 bãi đậu xe ô tô ngầm nhưng hiện tại chưa có bãi đậu xe nào được đầu tư.

Hiện nay, nhu cầu đậu đỗ xe khu vục trung tâm TP ngày càng tăng cao, đồng thời khu phố đi bộ Nguyễn Huệ đi vào hoạt động đã làm cho nhu cầu đỗ xe của khu vực trung tâm tăng cao đột biến, nên việc xây dựng bãi đỗ xe ngầm tại khu vực trung tâm thành phố là hết sức cần thiết, phải thực hiện ngay.

Quy mô đầu tư: Tổng diện tích sàn xây dựng: 70.211m2. Tổng số chỗ đậu xe của dự án: 1.198 xe ô tô và 896 xe máy.

Tổng mức đầu tư dự kiến: 1.055 tỷ đồng.

Công viên Tao Đàn

Quy hoạch bãi đậu xe ngầm

Nguồn NDH: http://ndh.vn/anh-10-du-an-giao-thong-se-giup-tp-hcm-khong-con-ket-xe-tai-san-bay-cua-ngo-20170417101210822p148c163.news