10 điều thú vị về tình dục giữa các loài khác nhau

Hầu hết động vật quan hệ tình dục cùng loài, mặc dù đôi khi chúng cũng quan hệ khác loài. Trong một số trường hợp, hai bộ phận sinh dục không phù hợp và khi quan hệ có thể gây chấn thương. Hay trong trường hợp khác, đó là một “bài tính toán”, một “đối tác” được hưởng lợi còn bên kia lại chịu thua thiệt.

Sau đây là 10 điều thú vị về “chuyện ấy” của các động vật trong giới tự nhiên:

1. Ruồi “đâm” bộ phận sinh dục

Dương vật của ruồi giấm yakuba hay ruồi trái cây có gai rất đặc biệt. Trong quan hệ tình dục, con đực chèn những chiếc gai này vào cặp túi bên trong cơ thể con cái. Ruồi santomea không có cặp túi này, vì thế khi ruồi đực yakuba quan hệ với ruồi cái santomea thì không có nơi để chèn những chiếc gai. Con đực “đành phải” đâm những chiếc gai đó vào cơ thể con cái và cả hai đều bị thương.

Ảnh: Wikipedia

Ruồi đực yakuba không thấy cặp túi này ở ruổi cái sẽ không biết cách đặt hướng cơ thể. Con đực kết thúc xuất tinh ở bên ngoài cơ thể con cái. Tinh dịch khi cứng lại sẽ tạo ra một lớp giống như keo, gắn chặt hai con lại với nhau. Sau khi kết thúc “ân ái”, hai bên sẽ phải cố gắng để tách nhau ra.

2. Cá Amazon Molly

Ảnh: Wikipedia

Cá Molly có tên khoa học là Poecilia Formosa, xuất hiện nhiều ở các dòng sông thuộc Châu Mỹ từ Mexico tới Colombia. Loài cá này chỉ toàn con cái, vì vậy cá molly sinh sản vô tính. Để đẻ con chúng không cần tới bạn cặp nam, tuy nhiên, chúng vẫn cần tới tinh trùng. Cá molly sẽ giao phối với con đực từ một số loài liên quan, như cá trân châu (cá latipinna) hay cá vây tia đực (cá mexicana). Khi quan hệ con đực hưng phấn và xuất tinh. Tuy nhiên, DNA của con đực sẽ bị loại và con đẻ ra sẽ giống hệt mẹ. Vì lý do này, cá molly còn được gọi là ký sinh trùng tình dục.

3. Giun chống lại tinh trùng

Ảnh: Wikipedia

Đối với loài giun tròn sống tự do (không ký sinh) Caenorhabditis nigoni, con cái giao phối với nhiều con đực. Loài C. briggsae sinh sản khá khác. Đây là loài lưỡng tính nên tự thụ tinh cho trứng của mình. Trong một nghiên cứu năm 2014, các nhà khoa học đã kết hợp C. nigoni đực với C. briggsae hermaphrodites. Con C. nigoni cái tiến hóa để chống lại tinh trùng của con C. nigoni đực, nhưng loài lưỡng tính C. briggsae thì không như thế mà tinh trùng của C. nigoni đực sẽ bị loại. Thông thường, tinh trùng thoát khỏi tử cung và thâm nhập vào các bộ phận khác của cơ thể. Sau khi tiếp xúc với tinh trùng của C. nigoni, tuổi thọ của C. briggsae sẽ giảm. Qua một số thí nghiệm,dường như loài C. briggsae dự đoán được tác hại này. Khi để chúng kết hợp với C. nigoni đực, chúng sẽ bò theo hướng ngược lại như thể cố gắng để trốn thoát.

4. Cá hồi cutthroat và cá hồi vân

Đôi khi, hai loài khác nhau quan hệ để tạo ra con lai. Tuy nhiên trong một số trường hợp, loài này sẽ hấp thụ gen của loài còn lại. Đó được gọi là tuyệt chủng bằng cách lai. Trường hợp này xảy ra ở loài cá hồi vân hay còn gọi là cá hồi cầu vồng. So với cá hồi vân, cá hồi cutthroat tạo ra được nhiều thế hệ hơn.

Ảnh: Wikipedia

Cá cutthroat thuần chủng có nhiều con cháu hơn so với cá lai. Tại sao lại như vậy? Có thể lấy một ví dụ để giải thích cho câu hỏi này. Kết hợp màu đỏ với màu xanh để tạo ra màu tím, nhưng không thể tách màu tím để lấy màu đỏ. DNA cá cũng như vậy.

5. Bọ cánh cứng với bộ phận sinh dục không khớp nhau

Ảnh: Wikipedia

Dương vật của loài bọ cánh cứng sống ở đảo Honshu, Nhật Bản, Carabus maiyasanus và C. iwawakianus có một núm đặc biệt, được gọi là mảnh giao cấu. Trong khi quan hệ, mảnh giao cấu của con đực gắn với âm đạo của con cái. Đối với loài C. maiyasanus, các mảnh giao cấu và tử cung âm đạo dài và mỏng, còn loài C. iwawakianus thì ngắn và dày. Hai loài này quan hệ sẽ gặp khó khăn. Âm đạo con cái của hai loài sẽ tổn thương, sau đó dẫn đến tử vong. Nếu con C. maiyasanus đực giao phối với C. iwawakianus cái, các mảnh giao cấu gãy và có thể dẫn tới vô sinh.

Điều thú vị là hai loài bọ cánh cứng này không hề kiềm chế ham muốn quan hệ tình dục với nhau.

6. Cóc Spadefoot

Phần lớn cuộc đời một con cóc sống ở dưới nước. Khi còn là nòng nọc, chúng có đuôi và mang, thích nghi cho việc sống ở môi trường nước, sau này mới phát triển thành phổi. Đôi khi một vũng nước đọng có thể cạn rất nhanh. Vì vậy, giai đoạn khi còn là nòng nọc rất quan trọng. Để tồn tại, nòng nọc phải phát triển thành cóc trước khi nước cạn.

Ảnh: Wikipedia

Vấn đề này ảnh hưởng đến loài cóc Spadefoot Plains sống ở tây nam Hoa Kỳ. Để thích ứng, loài cóc Spadefoot Plains quan hệ với loài Spadefoot Mexico. Nòng nọc của loài Spadefoot Mexico phát triển nhanh hơn so với loài Plains. Nòng nọc lai có khả năng sống sót cao hơn so với giống thuấn Plains trong môi trường thiếu nước.

Khi điều kiện thời tiết thuận lợi, cóc cái Spadefoot Plains sẽ chọn lựa con đực cùng loài. Tuy nhiên, khi hạn hán, chúng sẽ lựa chọn bạn tình là cóc Spadefoot Mexico. Mặc dù, con lai tạo ra không phải mẫu tốt. Nhiều con đực bị vô sinh còn con cái có ít trứng hơn.

7. Rệp bạo lực khi giao phối

Ảnh: Wikipedia

Quan hệ tình dục của rệp khá “bạo lực”. Với bộ phận sinh dục khá sắc, con đực sẽ tạo một lỗ trên bụng con cái rồi xuất tinh qua lỗ đó.

Khi loài rệp giao phối với bạn khác loài thì hậu quả trầm trọng hơn. Trong một nghiên cứu năm 1989, các nhà khoa học quan sát việc giao phối giữa hai loài rệp, Cimex hemipterus và C. lectularius. Theo nghiên cứu, sau khi con C. lectularius cái giao phối với C. hemipterus đực thì con C. lectularius không sống được lâu.

8. Kiến ăn cắp tinh trùng

Kiến cái có hai loại: kiến thợ và kiến chúa. Công việc của kiến chúa là đẻ con. Con đực phát triển từ trứng chưa thụ tinh. Kiến đực chỉ có toàn con cái nên để di truyền thì trong số con cái của mình phải có kiến chúa, nếu toàn kiến thợ thì kiến đực sẽ không có cháu.

Ảnh: Wikipedia

Quan hệ tình dục của loài Pogonomyrmex mang tính cạnh tranh. Đối với kiến Pogonomyrmex đực, quan hệ khác loài là một sai lầm khủng khiếp. Sau khi xuất tinh, tinh trùng được dùng để tạo ra con lai. Ngược lại, kiến chúa thu được lợi. Kiến chúa sẽ không bao giờ chịu “buông tha” cho kiến đực đến khi nào con đực sẽ xuất hết tinh trùng của mình.

9. Hải cẩu “ép” chim cánh cụt quan hệ

Trong một số động vật, đôi khi chúng buộc phải giao phối với nhau. Các nhà khoa học đã nghiên cứu về sự ép giao hợp giữa hai loài sống trên đảo Marion, phía bắc Nam Cực. Kẻ tấn công là một động vật có vú – hải cẩu, còn nạn nhân là chim cánh cụt.

Trong cuộc tấn công, hải cẩu đực đuổi theo chim cánh cụt và sau đó ép quan hệ. Cứ vài phút, dừng lại nghỉ ngơi rồi tiếp tục. Loài chim không giống như động vật có vú, chúng có lỗ huyệt. Sau khi quan hệ xong, lỗ huyệt này chảy máu, và máu này thu hút các loài chim săn mồi. Đôi khi, quan hệ xong, hải cẩu giết chết và ăn thịt chim cánh cụt.

10. Rái cá “ép” hải cẩu quan hệ

Các nhà khoa học đã nghiên cứu về một trường hợp ép quan hệ khác. Lần này, nạn nhân là hải cẩu. Kẻ tấn công là rái cá biển. Quan hệ giữa hai loài này khá bạo lực. Theo nghiên cứu năm 2010, các nhà khoa học khi khám nghiệm trên cơ thể những con hải cẩu, đều phát hiện nhiều vết thương ở mặt do dương vật của rái cá. Âm đạo của hải cẩu bị cắt, hậu môn bị đâm thủng.

Rái cá tồn tại tình trạng “đa thê”. Con đực giao phối với nhiều con cái. Bởi số lượng rái cá cái càng ngày càng hiếm dẫn đến tình trạng con đực ép hải cẩu quan hệ. Kết quả là, tỷ lệ tử vong ở hải cẩu đang tăng lên.

Bạn đọc có thể tham khảo thông tin chi tiết tại mục Thế giới

Minh Châu

Nguồn Người Tiêu Dùng: http://nguoitieudung.com.vn/10-dieu-thu-vi-ve-tinh-duc-giua-cac-loai-khac-nhau-28-tet-d39281.html