Ứng dụng AI trong xây dựng và phát triển bền vững

Vừa qua, Hiệp hội Tư vấn Xây dựng Việt Nam (VECAS) đã tổ chức hội thảo khoa học 'Ứng dụng AI trong xây dựng và phát triển bên vững' tại thành phố Nha Trang.

Bà Nguyễn Thị Duyên - Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Xây dựng Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo.

Bà Nguyễn Thị Duyên - Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Xây dựng Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo.

Công nghệ AI hiện đang là công nghệ được quan tâm phát triển và ứng dụng bậc nhất hiện nay. Trong bối cảnh xã hội ứng dụng trí tuệ nhân tạo kết hợp vào kiến trúc xây dựng ngày càng mạnh mẽ, mở ra những cánh cửa về hiệu suất, độ chính xác không gian và không giới hạn.

Vấn đề ứng dụng AI trong xây dựng và phát triển đã được các kiến trúc sư Việt Nam quan tâm và tìm hiểu để xác định đâu là xu hướng chính trong tương lai tại Hội thảo với mong muốn trao đổi và nhận định xu hướng phát triển của AI và các giải pháp trong ngành Xây dựng nhằm đem đến những giá trị nhất định.

Ông Nguyễn Hoàng Hà - Tổng Giám đốc Công ty CP Công nghệ và Tư vấn CIC chia sẻ tại hội thảo.

Ông Nguyễn Hoàng Hà - Tổng Giám đốc Công ty CP Công nghệ và Tư vấn CIC chia sẻ tại hội thảo.

Ông Nguyễn Hoàng Hà - Tổng Giám đốc Công ty CP Công nghệ và Tư vấn CIC chia sẻ tại hội thảo: Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống và ngành xây dựng cũng không ngoại lệ. Ngành công nghiệp này đang chứng kiến sự bùng nổ của AI, mang đến nhiều cơ hội mới cho lĩnh vực tư vấn thiết kế.

“Đối với lĩnh vực xây dựng, tư vấn thiết kế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công việc đảm bảo các dự án xây dựng được thiết kế đúng cách, hiệu quả và tối ưu ngày từ giai đoạn ban đầu. Nhờ sự tham gia của họ, dự án có thể tiết kiệm được thời gian, chi phí và tài nguyên, đồng thời mang lại nhiều lợi ích như: Đảm bảo tính an toàn và chất lượng; Tối ưu hóa chi phí và hiệu quả; Tiết kiệm thời gian và tăng tốc độ thi công; Nâng cao thẩm mỹ và giá trị sử dụng; Đảm bảo tính bền vững và thân thiện với môi trường”, ông Nguyễn Hoàng Hà chia sẻ thêm.

Tại hội thảo, Tổng Giám đốc Công ty CP Công nghệ và Tư vấn CIC đã đưa ra một số giải pháp AI cho Tư vấn Thiết kế trong lĩnh vực Xây dựng: Midjourney AI, Veras, ArchitechTures, Testfit, DALL-E. Midjourney AI là một chương trình trí tuệ nhân tạo (AI) được phát triển bởi Midjourney,Inc., một phòng thí nghiệm nghiên cứu độc lập có trụ sở tại San Francisco, California. Midjourney AI sử dụng mô hình ngôn ngữ lớn Large Language Model (LLM) để tạo ra hình ảnh từ các mô tả văn bản của người dùng.

Người dùng nhập một đoạn kịch bản để mô tả về hình ảnh của họ muốn tạo LLM sẽ phân tích đoạn kịch bản trên và tạo ra một biểu diễn nội bộ về ý nghĩa của nó. LLM sử dụng biểu diễn nội bộ này để tạo ra một hình ảnh phù hợp với mô tả văn bản.

Sản phẩm được tạo bởi Midjourney.

Sản phẩm được tạo bởi Midjourney.

Đối với ArchitechTures, ArchitechTures là một phần mềm thiết kế kiến trúc khác biệt so với các lựa chọn truyền thống. Nó là một nền tảng thiết kế kiến trúc chạy trên nền Cloud được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo AI dành cho các kiến trúc sư và các nhà đầu tư bất động sản để tối ưu hóa quá trình thiết kế và phân tích khả thi.

ArchitechTures cho phép một quy trình thiết kế nhà ở mới và hoàn toàn làm thay đổi cách làm việc thông qua sự hợp tác liền mạch giữa con người và máy móc. ArchitechTures sử dụng AI để tạo ra các thiết kế tối ưu cho khu dân cư chỉ trong vài phút, thay vì vài tháng theo phương pháp truyền thống. Kiến trúc sư có thể sử dụng để tạo ra các ý tưởng ban đầu nhanh chóng, sau đó tinh chỉnh và hoàn thiện thiết kế trong các phần mềm BIM quen thuộc.

Giáo sư Takuro Mori - Trường Đại học Hiroshima chia sẻ tại hội thảo.

Giáo sư Takuro Mori - Trường Đại học Hiroshima chia sẻ tại hội thảo.

Tại hội thảo, Giáo sư Takuro Mori - Trường Đại học Hiroshima chia sẽ các kỹ thuật kiến trúc gỗ Nhật Bản và việc ứng dụng tại Việt Nam: Phương pháp xây dựng trục khung dầm và cột; Tường chịu lực và thành giằng chéo; Công nghệ kết dính và cắt tiền chế; Hư hại và xử lý bảo quản; Ngăn nhiệt che nắng và ngăn hơi ẩm; Tiêu chuẩn về chống cháy; Phát thải cacbon và lưu trữ cacbon.

“Việc sử dụng rộng rãi công trình xây dựng kiến trúc gỗ với phát thải cacbon thấp sẽ góp phần bảo vệ môi trường trong suốt vòng đời sử dụng. Hơn nữa, vật liệu gỗ sẽ đóng góp đáng kể vào việc thực hiện hóa các mục tiêu SDGs và cam kết trung hòa cacbon của chính phủ Việt Nam, đồng thời sẽ tạo ra nhiều lợi ích kinh tế hơn nữa. Vật liệu bền vững như gỗ sẽ góp phần mang lại cuộc sống thịnh vượng, khỏe mạnh và an toàn cho người dân Việt Nam”, Giáo sư Takuro Mori thông tin thêm.

Ông Yoshihiko Yamaoka - đại diện Công ty Design KABAYA chia sẻ, Công ty đang thúc đẩy sự phát triển của loại hình nhà gỗ đơn lẻ phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam bằng việc tiến hành áp dụng đa dạng các phương pháp xây dựng và các kỹ thuật của nhà gỗ Nhật Bản, nơi có điều kiện khí hậu vào mùa hè tương đối giống Việt Nam.

Với thiết kế đặc trưng gỗ Nhật Bản tập trung vào sự gần gũi hòa hợp với thiên nhiên, sự đơn giản và vẻ đẹp tinh tế, vừa mang đến sự độc đáo trong thiết kế, vừa định hình không gian kiến trúc cho thấy sự gắn kết với thiên nhiên trong nhà. Những yếu tố này được hình thành bởi môi trường thiên nhiên phong phú, nền văn hóa độc đáo và những tiến bộ trong công nghệ kiến trúc của Nhật Bản.

Tại hội nghị, Hiệp hội Tư vấn Xây dựng Việt Nam đã tổ chức lễ trao giải Chất lượng thiết kế công trình xây dựng VECAS AWARD 2023 cho các tổ chức, cá nhân trong hiệp hội đã có sản phẩm dự án xây dựng với 1 giải Nhất, 7 giải Nhì, 8 giải Ba.

Một số hình ảnh tại hội thảo và lễ trao giải VECAS AWARD 2023:

Hoàng Sơn

Nguồn Xây Dựng: https://baoxaydung.com.vn/ung-dung-ai-trong-xay-dung-va-phat-trien-ben-vung-375354.html