Bộ đội giúp đồng bào Rục thu hoạch 'mùa vàng'

Từ việc sống dựa vào săn bắt, hái lượm, sinh sống ở hang sâu, đồng bào Rục ở Quảng Bình dần thích nghi với cuộc sống định cư ở bản làng, học cách nuôi trồng để phát triển đời sống.

Trung tá Hoàng Công Hùng, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cà Xèng, Bộ đội Biên phòng Quảng Bình cho biết, những ngày qua, cán bộ, chiến sĩ của đơn vị phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, lực lượng dân quân địa phương hỗ trợ đồng bào Rục ở bản Mò O Ồ Ồ, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa thu hoạch lúa vụ Đông Xuân.

Trung tá Hoàng Công Hùng, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cà Xèng, Bộ đội Biên phòng Quảng Bình cho biết, những ngày qua, cán bộ, chiến sĩ của đơn vị phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, lực lượng dân quân địa phương hỗ trợ đồng bào Rục ở bản Mò O Ồ Ồ, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa thu hoạch lúa vụ Đông Xuân.

Đồng bào người Rục (thuộc dân tộc Chứt) được biết đến là một trong 10 bộ tộc bí ẩn nhất thế giới. Năm 1959, khi tộc người này còn sống trong hang đá giữa rừng sâu heo hút, tổ tuần tra thuộc lực lượng công an vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng) tình cờ phát hiện. Sau thời gian dài thuyết phục, 11 hộ và 34 người Rục rời hang đá về thung lũng Rục Làn (xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình - vùng núi giáp ranh biên giới Việt – Lào) dựng lều sinh sống (ảnh: internet).

Đồng bào người Rục (thuộc dân tộc Chứt) được biết đến là một trong 10 bộ tộc bí ẩn nhất thế giới. Năm 1959, khi tộc người này còn sống trong hang đá giữa rừng sâu heo hút, tổ tuần tra thuộc lực lượng công an vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng) tình cờ phát hiện. Sau thời gian dài thuyết phục, 11 hộ và 34 người Rục rời hang đá về thung lũng Rục Làn (xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình - vùng núi giáp ranh biên giới Việt – Lào) dựng lều sinh sống (ảnh: internet).

Khi mới được phát hiện, người Rục kiếm sống chủ yếu bằng săn bắt, hái lượm. Thức ăn chủ yếu là cây rừng, cá ốc suối, cùng thú rừng, thi thoảng mới có người phát rẫy gieo lúa hoặc ngô, rồi bỏ mặc tự phát triển. Họ thích sống trong hang đá, một số gia đình lại dựng lều lợp bằng lá chuối, ít ngày sau lá úa vàng, lại bỏ đi nơi khác.

Khi mới được phát hiện, người Rục kiếm sống chủ yếu bằng săn bắt, hái lượm. Thức ăn chủ yếu là cây rừng, cá ốc suối, cùng thú rừng, thi thoảng mới có người phát rẫy gieo lúa hoặc ngô, rồi bỏ mặc tự phát triển. Họ thích sống trong hang đá, một số gia đình lại dựng lều lợp bằng lá chuối, ít ngày sau lá úa vàng, lại bỏ đi nơi khác.

Từ chỗ chỉ biết vào rừng đào củ, săn thú, đồng bào Rục nơi đây dần học hỏi cách làm nương rẫy để trồng ngô, sắn. Nhờ sự hỗ trợ của cán bộ, chiến sĩ Ðồn Biên phòng Cà Xèng, chính quyền, một số hộ đồng bào tìm những khoảnh đất trũng cải tạo để trồng cây lúa nước theo đồng bào dưới xuôi.

Từ chỗ chỉ biết vào rừng đào củ, săn thú, đồng bào Rục nơi đây dần học hỏi cách làm nương rẫy để trồng ngô, sắn. Nhờ sự hỗ trợ của cán bộ, chiến sĩ Ðồn Biên phòng Cà Xèng, chính quyền, một số hộ đồng bào tìm những khoảnh đất trũng cải tạo để trồng cây lúa nước theo đồng bào dưới xuôi.

Sau hơn 10 năm triển khai, chương trình đưa lúa nước về với đồng bào Rục do lực lượng biên phòng triển khai đã mang lại hiệu quả thiết thực. Từ những mảnh ruộng nhỏ ban đầu, đến nay bà con người Rục đang sở hữu 5,3 hécta lúa nước, 4,7 hécta ngô. Năng suất lúa hàng năm đạt khoảng 45 đến 50 tạ/hécta.

Sau hơn 10 năm triển khai, chương trình đưa lúa nước về với đồng bào Rục do lực lượng biên phòng triển khai đã mang lại hiệu quả thiết thực. Từ những mảnh ruộng nhỏ ban đầu, đến nay bà con người Rục đang sở hữu 5,3 hécta lúa nước, 4,7 hécta ngô. Năng suất lúa hàng năm đạt khoảng 45 đến 50 tạ/hécta.

Cánh đồng lúa nặng bông nằm trước địa điểm đóng quân của Đồn Biên phòng Cà Xèng.

Cánh đồng lúa nặng bông nằm trước địa điểm đóng quân của Đồn Biên phòng Cà Xèng.

Bộ đội biên phòng hỗ trợ dân bản giống lúa, kỹ thuật trồng và thu hoạch.

Bộ đội biên phòng hỗ trợ dân bản giống lúa, kỹ thuật trồng và thu hoạch.

Việc sản xuất lương thực ở vùng biên này có sự chung tay của dân bản và bộ đội. Máy móc dần thay thế các công cụ thô sơ.

Việc sản xuất lương thực ở vùng biên này có sự chung tay của dân bản và bộ đội. Máy móc dần thay thế các công cụ thô sơ.

Được biết, vụ Đông Xuân năm nay, thời tiết không được thuận lợi, nhưng với sự nỗ lực của dân bản, sự hỗ trợ của bộ đội, những ruộng lúa ở Rục Làn đạt năng suất 51 tạ/hécta (tăng so với cùng kỳ năm trước 1 tạ/hécta), tổng sản lượng đạt 27 tấn. Đây là vụ mùa có năng suất cao nhất từ trước đến nay.

Được biết, vụ Đông Xuân năm nay, thời tiết không được thuận lợi, nhưng với sự nỗ lực của dân bản, sự hỗ trợ của bộ đội, những ruộng lúa ở Rục Làn đạt năng suất 51 tạ/hécta (tăng so với cùng kỳ năm trước 1 tạ/hécta), tổng sản lượng đạt 27 tấn. Đây là vụ mùa có năng suất cao nhất từ trước đến nay.

Những ngày này, cả cánh đồng Rục Làn tràn ngập một mầu vàng óng của lúa chín. Trên đồng bộ đội biên phòng giúp dân gặt, tuốt lúa để chuyển về nhà. Sau bao nhiêu gian khổ, trên vùng "đất chết" có những mùa vàng ấm no, bà con người Rục hoan hỉ trong hương lúa mới.

Những ngày này, cả cánh đồng Rục Làn tràn ngập một mầu vàng óng của lúa chín. Trên đồng bộ đội biên phòng giúp dân gặt, tuốt lúa để chuyển về nhà. Sau bao nhiêu gian khổ, trên vùng "đất chết" có những mùa vàng ấm no, bà con người Rục hoan hỉ trong hương lúa mới.

Bộ đội hỗ trợ đồng bào Rục thu hoạch lúa.

Hùng Trần

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/bo-doi-giup-dong-bao-ruc-thu-hoach-mua-vang-169240515104527926.htm